Mang theo vật cảnh báo khi đi đường dài
Cao tốc là khu vực có nhiều phương tiện di chuyển qua lại với tốc độ cao. Trong trường hợp xe hỏng hóc, bắt buộc phải dừng đỗ xe, việc đầu tiên tài xế cần làm là phải bật đèn khẩn cấp (đèn hazard) để cảnh báo cho các phương tiện khác đang tham gia lưu thông trên đường. Sau đó tài xế cần cố gắng di chuyển xe dần vào làn dừng khẩn cấp hoặc bên phải đường.
Khi đã vào được làn khẩn cấp, tài xế vẫn buộc phải bật đèn khẩn cấp để tránh những sự cố ảnh hưởng đến lưu thông của phương tiện khác, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu.
Bên cạnh việc bắt buộc phải bật đèn cảnh báo nguy hiểm để đưa tín hiệu cho các phương tiện khác đang lưu thông trên đường, tài xế nên mặc đồ phản quang (cả ban ngày cũng nên mặc để tăng khả năng nhận biết) và để vật cảnh báo cách xe ít nhất 100 - 150m trước và sau xe.
Nói tóm lại, trước khi bắt đầu hành trình, các tài xế nên trang bị sẵn các vật dụng cảnh báo nguy hiểm, bao gồm tam giác phản quang, cọc tiêu hình nón, đèn nháy cỡ lớn… Nếu đi đêm, người lái nên chuẩn bị những loại đèn dựng đứng phát sáng nhấp nháy dạng cột để cảnh báo cho các phương tiện qua lại.
Các tài xế nên mang theo những vật cảnh báo lớn và có độ nhận diện cao, tránh những vật cảnh báo quá sơ sài khiến các tài xế khác không thể kịp nhận diện, quan sát và xử lý tình huống khẩn cấp.
Mang đầy đủ giấy tờ khi lái xe
- Đăng ký xe.
- Giấy phép lái xe ô tô (hay còn gọi là bằng lái xe) còn thời hạn.
- Bảo hiểm xe.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Các mức phạt khi không mang theo các loại giấy tờ xe bắt buộc phải mang từ 1/1/2025 được quy định tại như sau:
Giữ gìn sức khỏe trước khi lái xe
Người lái xe cần phải đảm bảo được điều kiện về sức khỏe để duy trì sự tập trung và phản ứng nhanh nhạy trong quá trình lái xe. Đặc biệt, trước khi lái xe, người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được uống rượu, bia hay chất có cồn.
Theo Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn chính thức từ năm 2025 của ô tô được quy định như sau:
Thuê xe gây tai nạn làm hư hỏng xe, người thuê bồi thường thế nào?
Hiện nay, đối với hợp đồng thuê xe, pháp luật không quy định bắt buộc phải thực hiện công chứng. Thông thường, bên thuê và bên cho thuê sẽ lập một hợp đồng theo mẫu của bên cho thuê, sau đó có chữ ký xác nhận của hai bên.
Tuy nhiên, hai bên vẫn có thể thỏa thuận với nhau việc công chứng hay không đối với hợp đồng ký kết để đảm bảo tính an toàn.
Đây là cơ sở nhằm xác thực giao dịch dân sự đã được xác lập một cách rõ ràng nhất và là căn cứ để giải quyết trên Tòa.
Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê xe ghi mức bồi thường phải chịu khi làm hư hại xe thuê, người thuê sẽ phải bồi thường theo điều khoản của hợp đồng.
Trường hợp trong hợp đồng không ghi mức bồi thường, người thuê cũng sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 như sau:
- Người có hành vi xâm phạm tới tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định.
- Trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại (xe thuê có vấn đề từ trước khi thuê), người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại buộc phải thực hiện bồi thường kịp thời và đầy đủ cho người bị thiệt hại. Mức bồi thường có thể được thỏa thuận bằng tiền, hiện vật và bồi thường một lần hay nhiều lần… tùy theo ý chí giữa các bên theo khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.
Bên cạnh đó, nếu thuê xe gây tai nạn, người lái sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 số 100/2015/QH13 quy định, nếu lái xe gây tai nạn chết người do vi phạm luật giao thông đường bộ có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng và phạt tù lên đến 15 năm.
Ngoài ra, trường hợp chưa gây tai nạn nhưng để lại hậu quả, thiệt hại lớn như gây thiệt hại trên 1,5 tỷ đồng,… cũng bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 1 năm.