Top những Card đồ họa cân game 4K khủng nhất hiện nay

Nếu có nhu cầu về 4K thì bạn nên cân nhắc sử dụng những card đồ họa dưới đây

GeForce GTX 1080 Ti

4K là một độ phân giải khổng lồ, đòi hỏi cấu hình phần cứng của bạn phải thuộc dạng thượng thừa. Bởi lẽ, với mật độ điểm ảnh gấp 4 lần FullHD 1080p nó có thể khiến cho những card đồ họa phổ thông hiện nay bị quá tải. GeForce GTX 1080 Ti là GPU chơi game tốt nhất, có khả năng xử lý 4K mà không làm PC của bạn bị “bốc khói”. Ngoài GeForce GTX 1080 Ti thì game thủ có thể cân nhắc một số biến thể sau đây của dòng card này như GTX 1080 Ti của PNY, Asus và Zotac bên cạnh phiên bản gốc của Nvidia. Tất cả những biến thể ở trên đều dùng chung cùng một GPU (GPU) GP102 như là bảng tham chiếu của Nvidia, nhưng lại đắt hơn. Tại sao? Nhiều công ty OEM thực hiện các chỉnh sửa đáng kể cho các card đồ họa của mình như kết hợp nhiều quạt và bộ tản nhiệt lớn hơn cho phép chúng chạy mát hơn và êm hơn. Những nhà cung cấp phần cứng này cũng thường thiết kế bảng mạch in (PCBs) của riêng họ, cung cấp điện áp chỉnh và hiệu suất năng lượng để cung cấp thêm overclock headroom. Một số nhà cung cấp cũng có thể chọn thêm bộ nhớ video nhiều hơn hoặc nhanh hơn vào card màn hình của họ. Cuối cùng, những card màn hình này cũng cung cấp nhiều cổng kết nối hơn thiết kế lạ mắt và các tùy chọn màu RGB. Nvidia GeForce GTX 1080 Ti

  • CUDA Cores/Stream Processors: 3584

  • Texture Units: 224

  • ROPs: 88

  • Core Clock: 1480MHz

  • Boost Clock: 1582MHz

  • Memory Clock: 11Gbps GDDR5X

  • Memory Bus Width: 352-bit

  • V-Ram: 11GB

  • Transistor Count: 12B

  • TDP: 250W

  • Power Connectors: 1x6 pin, 1x8 pin

  • Quy trình sản xuất: 16nm FinFET

  • Architecture: Pascal

  • GPU: GP102

  • Kích thước: 10.5x4.37x2 inches

  • Cổng kết nối: 3x DisplayPort 1.4, 1x HDMI 2.0b

  • Giá tham khảo: $699

Card màn hình của Nvidia, hay còn gọi là Founders Edition là phiên bản duy nhất sử dụng một quạt tản nhiệt duy nhất. Tuy nhiên, nó là một giải pháp thổi khí, lý tưởng cho các cấu hình Mini-ITX, nơi không có nhiều diện tích để thiết lập những card màn hình cồng kềnh. Card Founders Edition có tốc độ xử lý 1480MHz và có thể tăng lên 1528MHz cùng với bộ nhớ video GDDR5X 11GB với tốc độ 11Gbps. Card màn hình này cung cấp ba cổng DisplayPort và một cổng HDMI 2.0b và bán lẻ với giá 699 USD. PNY XLR8 GeForce GTX 1080 Ti

  • CUDA Cores/Stream Processors: 3584

  • Texture Units: 224

  • ROPs: 88

  • Core Clock: 1531MHz

  • Boost Clock: 1645MHz

  • Memory Clock: 11Gbps GDDR5X

  • Memory Bus Width: 352-bit

  • V-Ram: 11GB

  • Transistor Count: 12B

  • TDP: 250W

  • Power Connectors: 1x6 pin, 1x8 pin

  • Quy trình sản xuất: 16nm FinFET

  • Architecture: Pascal

  • GPU: GP102

  • Kích thước: 12.36x4.96x2.2 inches

  • Cổng kết nối: 3x DisplayPort 1.4, 1x HDMI 2.0b

  • Giá tham khảo: $735

XLR8 GTX 1080 Ti của PNY cung cấp 3 quạt tản nhiệt và tính năng tăng tần số GPU được ép xung lên đến 1645MHz ngay khi mới sử dụng. Điều này làm cho tốc độ nhanh hơn 63MHz so với tốc độ tăng tốc của phiên bản Nvidia. Với kích thước 4,96x12,36 inch, nó cũng lớn hơn mô hình tham chiếu của Nvidia. Về mặt thẩm mỹ, phiên bản này sử dụng thiết kế đen và bạc chủ yếu và không trang bị đèn LED. Giống như phiên bản của Nvidia, card của PNY cung cấp: ba cổng DisplayPort và một cổng HDMI 2.0b với mức giá 735$, cao hơn 36$ với phiên bản gốc. Asus Strix GeForce GTX 1080 Ti

  • CUDA Cores/Stream Processors: 3584

  • Texture Units: 224

  • ROPs: 88

  • Core Clock: 1569MHz

  • Boost Clock: 1708MHz

  • Memory Clock: 11.1Gbps GDDR5X

  • Memory Bus Width: 352-bit

  • V-Ram: 11GB

  • Transistor Count: 12B

  • TDP: 250W

  • Power Connectors: 2x 8 pin

  • Quy trình sản xuất: 16nm FinFET

  • Architecture: Pascal

  • GPU: GP102

  • Kích thước: 11.73x5.28x2.07 inches

  • Cổng kết nối: 1x Dual-link DVI-D, 2x HDMI 2.0, 2x DisplayPort 1.4

  • Giá tham khảo: 780$

GeForce GTX 1080 Ti sử dụng ba quạt 90mm độ ồn thấp. Phiên bản này được chứng nhận IP5X với khả năng chống bụi. Card của Asus có kích thước lớn hơn đáng kể so với phiên bản Founders Edition với kích thước 11.73x5.28x2.07 inch. Bạn sẽ cần phải đo lại Case của mình hoặc tìm cách giải phóng diện tích trước khi quyết định có nên tậu “chú chó con” này về hay không. Lý do chính khiến cho phiên bản này lớn đến thế là bởi tính năng tản nhiệt bằng nhôm cung cấp diện tích tỏa nhiệt 40% so với phiên bản của Nvidia. Card đồ họa này sử dụng 5 ống dẫn nhiệt 6mm. Asus khẳng định rằng nó chạy mát hơn 30% và bớt ồn hơn gấp 3 lần so với phiên bản gốc củ Nvidia. Tuy nhiên, với kích thước khá lớn, game thủ nên cân nhắc trước khi tậu phiên bản này về. 1080 Ti của Asus cung cấp khả năng ép xung 1708MHz, nhanh hơn 126MHz so với phiên bản gốc. RAM video ở đây cũng được ép xung 100MHz, mang lại tốc độ VRAM lên tới 11.1Gbps. Mặc dù phiên bản này vẫn yêu cầu công suất 250W, nhưng nó đòi hỏi hai đầu nối nguồn 8 chân. Ngoài ra thì cũng cung cấp một đầu PWM cho phép bạn điều chỉnh thủ công hoặc tự động điều chỉnh nhiệt. Bên cạnh đó, phần mềm Aura Sync của Asus giúp bạn có thể điều khiển đèn LED RGB trên card đồ họa này. Phiên bản của Asus chạy rất êm, mát với nhiệt độ trung bình vào khoảng 70 độ C. Về cổng kết nối, Strix cung cấp 5 cổng: 1x Dual-link DVI-D, 2x HDMI 2.0, và 2x DisplayPort 1.4 với giá tham khảo 780$, cao hơn 81$ với phiên bản gốc. Zotac GeForce GTX 1080 Ti Amp Extreme

  • CUDA Cores/Stream Processors: 3584

  • Texture Units: 224

  • ROPs: 88

  • Core Clock: 1645MHz

  • Boost Clock: 1759MHz

  • Memory Clock: 11.2Gbps GDDR5X

  • Memory Bus Width: 352-bit

  • V-Ram: 11GB

  • Transistor Count: 12B

  • TDP: 320W

  • Power Connectors: 2x 8 pin

  • Quy trình sản xuất: 16nm FinFET

  • Architecture: Pascal

  • GPU: GP102

  • Kích thước: 12.8x5.83x2.23 inch

  • Cổng kết nối: 1x Dual-link DVI-D, 3x DisplayPort 1.4, HDMI 2.0

  • Giá tham khảo: 770$

Amp Extreme là card đồ họa lớn nhất trong danh sách này với kích thước 12,8 x 5,83 x 2,23 inch. Do đó, game thủ cần phải chắc chắn rằng mình có đủ diện tích thì mới nên tậu con “quái vật” này về. Giống như các card đồ hoạ khác trong danh sách này, Amp Extreme của Zotac cung cấp ba quạt 90mm và nó sẽ không thực sự hoạt động cho đến khi GPU đạt khoảng 60 độ C. Card của Zotac cung cấp khả năng hoạt động mạnh mẽ nhất với tốc độ 1759 MHz. Điều này làm cho nó nhanh hơn 177MHz so với bảng tham chiếu của Nvidia. Amp Extreme cũng có tính năng ép xung VRAM mạnh nhất với tốc độ 11,2Gbps. Về mặt thẩm mỹ, phiên bản này có một màu xám "gunmetal". Giống như Asus Strix, mô hình của Zotac cũng cung cấp ánh sáng RGB. Với phần mềm Spectra, bạn có thể điều chỉnh ba vùng sáng trên card của mình. Tương tự như phiên bản Asus, nó đòi hỏi hai đầu nối nguồn 8 chân, cung cấp 3x DisplayPort 1.4 và 1x HDMI 2.0b với giá bán lẻ 770$. Cấu hình đồng bộ tham khảo: