Gần đây, vào những ngày cuối năm, giáp Tết, trên các hội nhóm Facebook đang bắt đầu "râm ran" những hình thức đổi tiền trái phép, đáng nói hơn chính là tiền giả. Hành vi này không những công khai mà còn được nhiều người quan tâm trên các hội nhóm, khiến chúng ta đặt ra câu hỏi lớn vì hành vi thách thức pháp luật này. Thực hư ra sao?
Hành vi vi phạm pháp luật một cách công khai
Đánh vào nhu cầu tăng cao dịp Tết
Nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương in tiền mới mệnh giá nhỏ vào năm mới, nhưng mỗi dịp Tết đến nhu cầu đổi tiền vẫn tăng cao. Nắm bắt được tâm lý này, 1 số người bất chấp cung cấp dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới, giao hàng tận nơi mặc dù pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Người có nhu cầu đổi tiền phải chịu 1 mức phí từ 20% - 30% tuỳ mệnh giá. Tuy nhiên, với việc không sản xuất tiền mới mệnh giá nhỏ, dấu hỏi được đặt ra những cá nhân này lấy tiền từ đâu, có phải tiền giả hay không (?).
Không chỉ dừng ở những người có nhu cầu đổi tiền mới để lì xì, chúc Tết, lấy lộc, 1 số đối tượng xấu còn nhắm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất nhưng không có khả năng chi trả trước Tết để cò mồi, dụ dỗ đổi tiền thật lấy tiền giả với mệnh giá chênh lệch gấp 10 - 12 lần. Tương đương đổi 1 triệu đồng tiền thật nhận lại 10 - 12 triệu đồng tiền giả. 1 giao dịch quá hấp dẫn!
Hoạt động có tổ chức, tràn lan trên các hội nhóm mạng xã hội
Không khó để có thể tìm thấy bài đăng trao đổi tiền giả trên mạng xã hội, chỉ với 1 vài từ khoá, 1 cú click chuột, Facebook sẽ trả về cho bạn hơn 100 kết quả. Thậm chí, những kẻ lừa đảo còn lập hẳn nhóm kín để đăng bài hằng ngày với thành viên lên đến hàng trăm người.
Các bài đăng đều trong trạng thái công khai tại các group công cộng (không cần vào nhóm vẫn có thể thấy bài viết). Số điện thoại liên lạc cũng được kẻ gian cung cấp với những lời mời gọi nhiệt tình.
Group tiền giả với gần 1000 thành viên
Nhiều người đặt ra câu hỏi lớn khi hành vi phạm pháp này lại công khai như thế? Nhiều lập luận được đưa ra, những đối tượng này không hề có tiền giả mà chỉ là hành động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong các group kín này hoạt động rất có tổ chức, chúng có nhiều tài khoản vào vai người bán, các tài khoản khác vào vai người đã từng giao dịch thành công để tăng mức uy tín của bản thân.
Nhiều đối tượng rao bán tiền giả nhưng thực ra chính là đánh vào lòng tham, tâm lý hám lợi của một số người. Khi người mua đồng ý giao dịch, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán thông qua thẻ cào điện thoại, các đối tượng sẽ cắt liên lạc, không chuyển tiền giả như đã hứa hẹn.
Nắm bắt tâm lý những người cần đổi tiền giả sẽ cần 1 số tiền lớn đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng nên tất nhiên số tiền thật để cọc cũng là con số siêu khổng lồ.
Hành vi vi phạm pháp luật
Cần 1 lần nữa nhắc lại, các hành vi đổi tiền thật để hưởng chênh lệch và các hành vi trao đổi, sản xuất, tiêu thụ tiền giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều là những hành vi vi phạm luật phát Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xử lý tội phạm này hiện nay gặp nhiều khó khăn. Do các tài khoản Facebook, Zalo mà các đối tượng này sử dụng để rao bán tiền giả chủ yếu là tài khoản ảo, tài khoản ngân hàng được đăng ký bằng CMND giả, CMND của người khác, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý. Các số điện thoại liên lạc cũng luôn trong trạng thái không liên lạc được và đặc biệt rất khó hẹn để giao dịch trực tiếp.
Chúng ta cần cảnh giác, lên tiếng và trình báo các cơ quan liên quan nếu phát hiện có người tàn trữ hoặc tiêu thụ tiền giả.
1. Người nào thực hiện các hành vi đổi tiền không đúng quy định như: Đổi tiền có phí, đổi tiền không đúng mệnh giá… sẽ bị xử phạt hành chính. Theo Điểm a, Khoản 5, Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Mức phạt này áp dụng cho các cá nhân vi phạm, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần.
2. Điều 207 - Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có quy định như sau:
Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
Theo đó, hành vi lưu hành tiền giả với giá trị tương ứng dưới 20 triệu đồng nhưng trên 5 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 207 - Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt tù từ 05 đến 12 năm.
3. Ngoài ra, việc in hình tờ tiền lên lì xì cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Phạt tiền từ 40-80 triệu đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Nguồn ảnh: Internet