Tủ lạnh kêu to vì sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hầu hết tất cả các tủ lạnh khi hoạt động đều phát ra tiếng kêu. Nhưng có lúc bạn nghe thấy một tiếng kêu lạ hoặc kêu to phát ra từ tủ lạnh của bạn thì có thể tủ lạnh đang gặp vấn đề.

Nếu tủ lạnh phát ra tiếng kêu ồn ào kèm theo các vấn đề như thực phẩm không được làm lạnh đúng cách, ngăn làm đá không cấp đông, không làm được đá thì bạn nên gọi thợ sửa chữa.

Nhưng nếu bạn có thể xác định được tiếng ồn phát ra từ đâu (ví dụ: từ máy nén) và tần suất xuất hiện của nó, bạn có thể tự mình chẩn đoán và xử lý sự cố tủ lạnh kêu to này.

1. Tiếng kêu lạch cạch phát ra từ đáy tủ lạnh

Nếu tiếng kêu lạch cạch phát ra từ đáy tủ lạnh, thì thủ phạm có khả năng là khay thoát nước. Đây là khay đựng nước thải nằm trực tiếp bên dưới đáy của tủ lạnh và thường được gắn trên lớp cao su xốp để không bị rung và kêu khi tủ lạnh đang chạy. Trong quá trình sử dụng, hoặc di chuyển sang vị trí khác làm xô lệch chạm vào đường làm mát hoặc dây tản nhiệt. Khi tủ lạnh hoạt động sẽ rung và tạo ra tiếng ồn.

Tủ lạnh kêu to vì sao? Nguyên nhân và cách khắc phục - 1

Khắc phục bằng cách cố định lại khay thoát nước cho chắc chắn. Khay nằm ở vị trí bên dưới tủ lạnh và cao hơn sàn nhà khoảng một inch.

2. Tiếng kêu phát ra từ phía sau tủ lạnh

Tiếng kêu ồn ào phát ra từ phía sau tủ lạnh có thể là do quạt dàn ngưng hoặc máy nén.

Nếu bạn xác định được tiếng ồn là do quạt dàn ngưng gây ra, thử khắc phục bằng cách làm sạch bụi và mảnh vụn có thể tích tụ giữa các cánh quạt bằng bàn chải mềm.

Tủ lạnh kêu to vì sao? Nguyên nhân và cách khắc phục - 2

3. Tiếng kêu phát ra từ ngăn tủ đá

Nghe thấy tiếng kêu phát ra từ bên trong tủ lạnh giống như tiếng rít hoặc lạch cạch? Đó có thể là quạt lưu thông không khí của ngăn đá của tủ lạnh đang bị khô hoặc dầu hoặc xác con vật chết kẹt ở cánh quạt.

Khắc phục bằng cách, bỏ hết thực phẩm ra, tháo phần vách ngăn nhựa ra, nhìn vào bên trong sẽ thấy mô tơ quạt gió, tháo mô tơ ra, tra dầu mỡ, và lắp lại như cũ, máy sẽ hết kêu. Nếu không khắc phục được thì bạn nên gọi thợ thay quạt mới.

Tủ lạnh kêu to vì sao? Nguyên nhân và cách khắc phục - 3

4. Tủ lạnh có tiếng kêu như gõ cửa

Tủ lạnh có tiếng kêu như gõ cửa có thể là dấu hiệu cho thấy động cơ quạt gió tủ lạnh không hoạt động bình thường. Có lẽ quạt quá nóng hoặc chạy quá mạnh.

Khắc phục bằng cách kiểm tra quạt gió tương tự như ở trên.

5. Rơ-le xả đá hư

Tủ lạnh kêu to cũng có thể là do rơ-le xả đá hay còn gọi là sò lạnh bị hư, khiến tủ lạnh không thể xả tuyết được làm cho đá và tuyết bám vào dàn lạnh, xung quanh cánh quạt, và thành hộp quạt.

Khắc phục bằng cách thay thế rơ-le mới để báo cho thiết bị xả đá hoạt động khi dàn lạnh bị đóng tuyết.

Tủ lạnh kêu to vì sao? Nguyên nhân và cách khắc phục - 4

6. Ghim lốc máy bị tuột

Tủ lạnh hay có tiếng kêu “re re” giống như các con ốc vít lỏng bị rung lên chạm vào nhau thì khắc phục bằng cách kiểm tra xem các chân ghim lốc máy có bị tuột hoặc lệch không, nếu có thì nên cố định lại chúng.

7. Tiếng ồn tủ lạnh phát ra nghe như tiếng gió

Tủ lạnh hoạt động theo chu trình tự ngắt khi làm lạnh đủ và tự động bật lại khi nhiệt độ làm lạnh chưa đạt định mức cài đặt. Lúc đó mô tơ quạt, máy nén, dàn lạnh hoạt động gây ra tiếng ồn “vù vù”. Nhưng đây là dấu hiệu bình thường, bạn không cần quá lo lắng.

8. Tiếng kêu phát ra thường xuyên theo từng mẫu tủ lạnh

Việc tủ lạnh phát ra tiếng kêu không phải là điều gì quá lo lắng. Các mẫu tủ lạnh không đóng tuyết thường phát ra tiếng kêu to hơn khi đang vận hành vì lúc đó, rơ le xả đá hoạt động để xả ngăn cho dàn lạnh không bị đóng tuyết hoạt động làm phát ra tiếng ồn “lạch cạch”. Tuy nhiên, đây là tiếng ồn máy bình thường, và thường không kéo dài.

Những chiếc tủ lạnh dung tích lớn đi kèm công suất lớn khi hoạt động cũng phát ra tiếng kêu to hơn bình thường so với các tủ lạnh có dung tích nhỏ, công suất nhỏ.

Lưu ý khi triểm tra và khắc phục tiếng ồn bất thường ở tủ lạnh

- Ngắt nguồn điện tủ lạnh trước khi tháo lắp, kiểm tra các bộ phận phát ra tiếng kêu to. Dùng bút thử điện kiểm tra các bộ phận xem có bị rò rỉ hay không, không chạm tay trần khi đang cắm nguồn điện.

- Đọc kỹ quy trình tháo lắp để tháo lần lượt từng bộ phận. Sắp xếp các bộ phận được tháo ra một cách gọn gàng và khoa học để khi lắp vào đúng trình tự như đã tháo.

- Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận, để khô ráo trước khi lắp lại như cũ sẽ tránh bị chập điện do dính nước.

- Khuyến nghị nên gọi trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa có chuyên môn để khắc phục các lỗi liên quan đến tiếng ồn kêu to và hệ thống làm lạnh, đông đá không ổn định.