Vào những năm 1860, hàng thập kỷ trước khi chiếc TV đầu tiên chính thức ra đời, nhân loại mới chỉ biết tới những chiếc máy điện toàn năng - thứ máy móc đầu tiên có thể dùng điện để truyền tải hình ảnh. Được giáo sư vật lý người Italia, ông Giovanni Caselli phát minh, chiếc máy điện toàn năng này có thể "dịch chuyển" những bức vẽ và ghi chép đi rất xa. Nhờ vào điện năng, hình ảnh đã được tái tạo từ chỗ này sang chỗ khác. Và phải đến năm 1924, dựa trên những nghiên cứu về máy điện toàn năng, chiếc TV đầu tiên mới chính thức chào đời, với phát minh của kỹ sư người Scotland, ông John Logie Baird.
Suốt bao nhiêu năm sau đó, TV đã trở thành một trong những phát minh đóng vai trò quan trọng nhất trong lịch sử loài người, khi mang văn minh phim ảnh, văn hóa nghệ thuật đại chúng và cả những thành tựu đột phá tới tất cả mọi nơi trên thế giới. Đột phá tiếp tục xuất hiện vào năm 1953, khi chiếc TV màu đầu tiên xuất hiện. Trong suốt hơn 50 năm sau đó, con người tiếp tục đẩy giới hạn của chiếc TV lên thêm nhiều lần nữa, những chiếc TV ngày càng sắc nét hơn, màu sắc chân thực hơn. Thế nhưng cho tới tận thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, chúng ta vẫn chưa thể đạt được mức độ "thật như mắt người". Và phải đến những năm gần đây, khi chiếc TV QLED độ phân giải 8K đầu tiên trên thế giới ra mắt, các chuyên gia mới có thể khẳng định chắc chắn rằng TV giờ đây đã đạt tới chất lượng hình ảnh "thật như cuộc sống".
Tại sao trong suốt một thời gian dài như vậy, TV chưa thể chạm tới giới hạn cuối cùng mà phải đợi đến khi TV QLED 8K ra mắt? Trên thực tế, có quá nhiều rào cản khiến cho các nhà sản xuất TV khó lòng cho ra một sản phẩm có chất lượng hình ảnh y hệt như ngoài đời thực.
Đầu tiên đó là màu sắc. Như đã nói, chiếc TV có màu đầu tiên đã ra đời từ năm 1953, nhưng suốt hơn 60 năm sau đó, người ta vẫn chưa tìm ra được cách nào để tái hiện lại 100% dải màu sắc có trong tự nhiên. Phải đến năm 2017, khi Samsung chính thức giới thiệu công nghệ chấm lượng tử trên TV, vấn đề "tái hiện chính xác màu sắc" mới được giải quyết triệt để.
Chấm lượng tử (Quantum Dot) là tập hợp của những hạt phân tử kích thước nano, được phủ lên tấm màn của TV QLED, có chức năng tái tạo màu sắc khi ánh sáng chiếu qua. Điểm thú vị của những hạt phân tử này đó là chúng có tính chất tương tự như kim cương, có khả năng phản chiếu ánh sáng để tạo ra rất nhiều màu sắc. Cụ thể, khi ánh sáng đèn LED bên trong TV QLED chiếu qua các hạt chấm lượng tử sẽ cho ra hàng loạt màu sắc với dải màu rộng, thể hiện nhiều cấp độ khác nhau. Thậm chí, các chuyên gia về kim cương đánh giá vật liệu này có mối quan hệ mật thiết với công nghệ trên, từ yếu tố bền vững đến khả năng tái tạo màu sắc. Thông qua lớp phủ chấm lượng tử đặc biệt này, TV QLED là TV đầu tiên có được khả năng hiển thị 100% màu sắc dải màu DCI-P3 tiêu chuẩn Hollywood, theo chuẩn của Hiệp hội VDE (Đức).
Bằng công nghệ chấm lượng tử, TV QLED đã lần đầu tiên đạt tới cấp độ màu sắc chuẩn như trong tự nhiên, giúp tái hiện hình ảnh vô cùng chân thực.
Màu sắc là một yếu tố quan trọng, nhưng độ phân giải mới là thứ quyết định sự sắc nét, chi tiết hiển thị rõ ràng trên TV. Qua nhiều năm, những chiếc TV thông thường chỉ dừng lại ở độ phân giải 4K. Thậm chí người dùng cũng cảm thấy "có lẽ 4K là đủ" vì đơn giản họ chưa được trải nghiệm tận mắt TV độ phân giải 8K.
Những giới hạn vật lý và công nghệ hiện tại đã ngăn cản các thương hiệu TV cho ra mắt TV 8K. Để biến công nghệ 8K thực sự trở nên có ý nghĩa, nhà sản xuất phải cho ra mắt những mẫu TV đủ lớn (trên 65 inch, người thường mới có thể phân biệt giữa độ phân giải 8K và 4K), đồng thời giải quyết được bài toán "không có nội dung 8K để xem".
Khi các nhà sản xuất TV còn đang mải miết đi tìm lời giải cho bài toán nghịch lý ấy thì Samsung đã chứng tỏ vì sao họ luôn là nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới suốt 14 năm qua (theo thống kê của IHS Markit). Cụ thể, chỉ tính trong năm ngoái, thị phần của Samsung đạt tới 30,9%.
Samsung đã khiến thế giới bất ngờ bằng việc tung ra siêu phẩm TV QLED có độ phân giải lên tới 8K vào giai đoạn cuối 2018, khi những tranh cãi về độ phân giải 8K vẫn chưa đi đến hồi kết. 33 triệu điểm ảnh trên một chiếc TV kích cỡ siêu khổng lồ (nhỏ nhất là 75 inch, lớn nhất là 98 inch) đã giúp cho những chi tiết của hình ảnh được chiếu trở nên chân thực không khác gì ngoài đời.
Độ phân giải của TV QLED 8K gấp 4 lần TV 4K thông thường trên thị trường và 16 lần những chiếc TV 1080p. Vì thế, hình ảnh hiển thị trên TV 8K sắc nét, không răng cưa và mang đến chất lượng hình ảnh tuyệt hảo. Quan trọng hơn, tốc độ khung hình cực cao, ở mức 120 hình/giây cũng mang tới sự mượt mà và ấn tượng khi xem các cảnh chuyển động.
Kết hợp với chấm lượng tử cho màu sắc hoàn hảo, độ phân giải 8K và kích cỡ siêu lớn của những chiếc TV QLED 8K đã mang tới hình ảnh "chuẩn chỉ" hơn bao giờ hết.
Một sự thật bất ngờ đó là TV 8K đã từng bị báo chí, chuyên gia chê bai là "không thực tế" vì thiếu đi những nội dung 8K thực thụ bổ trợ. Nhưng sang năm 2019, khi hàng loạt hãng TV ra mắt TV 8K thương mại, không một chuyên gia nào nhắc đến những lời chê bai năm nào nữa, tại sao vậy?
Đó là vì sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã giúp chúng ta vượt qua giới hạn cuối cùng - giới hạn do chính con người đặt ra vì không thể sản xuất đủ nhũng nội dung 8K cho TV. Nhờ trí tuệ nhân tạo được tích hợp trong những chiếc TV QLED 8K mới nhất, máy móc nay có thể "học hỏi" từ hàng triệu triệu hình ảnh, video trên thế giới để "nâng cấp" hình ảnh từ độ phân giải ở mức 720p lên tới sát mức 8K.
Vậy là chỉ trong thời gian ngắn, những chiếc TV hiện đại đã lần lượt vượt qua những giới hạn khó nhằn nhất của công nghệ để tiến tới chất lượng hình ảnh "thật như mắt người". Thế nhưng, 8K hóa ra lại chưa phải là giới hạn cuối cùng. Nghiên cứu mới (từ giáo sư Kyoung-Min Lee từ Đại học Quốc gia Seoul cho thấy 8K chưa là gì, chúng ta sẽ còn có 16K, 32K nữa cơ. Nghiên cứu của giáo sư Kyoung-Min Lee đã chứng minh rằng não người có khả năng xử lý hình ảnh vượt bậc, không có chuyện mắt nhìn được giới hạn số pixel trên một màn hình nào đó.
Việc xử lý hình ảnh cần tới sức mạnh tính toán của máy tính và não bộ cũng hoạt động giống như vậy. Thực chất, máy tính còn xa mới bì được một phần nhỏ sức mạnh xử lý của não. CPU của màn hình chỉ tạm thời xử lý được 8K, nhưng theo những gì giáo sư Kyoung-Min Lee, não còn có khả năng xử lý được gấp vài lần 8K. Quan trọng hơn, khi mọi chi tiết trên màn ảnh khi trở nên rõ ràng và sắc nét hơn, não bộ sẽ không phải làm việc quá nhiều để đưa ra phỏng đoán cho những phần hình ảnh còn thiếu. Thế nên độ phân giải 8K không chỉ giúp cho việc xem chương trình TV thích hơn đâu mà còn giúp cho cả não bộ của bạn nữa kìa.