Những năm gần đây khi mà các quốc gia tăng cường công tác an ninh thông tin người dùng thì một phần không nhỏ các động thái là cấm cửa các phần mềm có hành vi lén lút ăn cắp thông tin cá nhân. Và có lẽ lần này, việc trình duyệt web UC Browser của tập đoàn Alibaba bị xóa khỏi CH Play cũng vì lí do này.
Theo đó, từ cuối tháng 8 Google đã cảnh báo về việc UC Browser có các hành vi thu thập cũng như lén lút gửi các thông tin này về nhiều máy chủ tại Trung Quốc. Nhưng theo quy định của mình thì phải mất 3 tháng Google mới chính thức xóa bỏ ứng dụng trên CH Play nếu nhà phát triển không có các bản cập nhật để khắc phục. Tuy nhiên, phía Alibaba không hề có động thái nào suốt từ thời điểm đó và hiện tại đã là tháng 11 nên Google đã thẳng tay “bug màu” UC Browser.
Hiện tại, chính phủ Ấn Độ cũng đang cân nhắc chặn triệt để UC Browser tại quốc gia này. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở các khu vực có xảy ra tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa, UC Browser đang nắm giữ thị phần trình duyệt mobile số 1 tại quốc gia có số dân đông thứ 2 thế giới cũng như nắm 1/3 thị phần trình duyệt web tại đây.
Nhiều tổ chức công nghệ của Ấn Độ đã phân tích các hoạt động của UC Browser và phát hiện rất nhiều điểm nghi vấn. Các cáo buộc đều chỉ ra rằng UC chiếm quyền kiểm soát máy chủ DNS ngay cả khi người dùng đã gỡ bỏ. Thậm chí, từ đầu năm 2015 thì các chuyên gia của đại học Toronto đã từng cảnh báo nguy cơ về việc mất cắp dữ liệu từ UC Browser.
Hiện tại, đại diện Google và Alibaba đều có phản hồi song họ không thực sự nói rõ lí do thật sự đứng đằng sau về vụ việc lần này. Lời khuyên là bạn nên thận trọng trước bất cứ phần mềm nào không rõ tên tuổi của các đơn vị phát triển nó.