Những hình ảnh độc đáo đã được truyền về Trái Đất thông qua tàu vũ trụ của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), con tàu mà 6 năm trước đã phải bay vòng qua Sao Hỏa để "lấy đà" tiến tới vật thể không gian thuộc hàng bí ẩn nhất vũ trụ này.
Sao chổi Rosetta, với tên khoa học đầy đủ là 67P/Churyumov-Gerasimenko, nổi tiếng với hình dáng giống như con vịt cao su, từng đến gần Trái Đất trong khoảng cách chỉ 490 triệu km vào "điểm cận nhật" năm 2015. Được cho là hình thành từ băng giá và các vật liệu sơ khai của Hệ Mặt Trời, nó trở thành mục tiêu nghiên cứu lớn của các cơ quan không gian, bởi lẽ có thể chứa đựng nhiều bí mật về cách mà Trái Đất và câu hỏi mà loài người luôn trăn trở: chúng ta đến từ đâu?
Đồ họa mô tả cách cực quang tím hình thành - ảnh: ESA
Cực quang là hiện tượng xuất hiện ở nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời, ở Trái Đất chính là thứ "ánh sáng phương Bắc" – dải băng huyền ảo màu xanh lục, trắng và đỏ thỉnh thoảng vắt ngang bầu trời đêm ở những quốc gia gần Bắc Cực.
Thế nhưng, theo tiến sĩ Marina Galand, từ Đại học Hoàng gia London (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu Rosetta, cực quang tím bao quanh sao chổi này là độc nhất vô nhị. Các dữ liệu cho thấy một hiện tượng kỳ thú, hiếm thấy trong vụ trụ: nhờ bay gần Mặt Trời, sao chổi đã được "hưởng" sự bao vây của các hạt điện tử trong gió Mặt Trời, tạo nên vầng cực quang tuyệt đẹp.
Ảnh: ESA
Hiện tượng phát xạ độc đáo này còn có sự cộng hưởng với các khí trong "coma", tức lớp vỏ bọc mờ xung quanh sao chổi, phá vỡ nước và các phân tử khác.
Phát hiện trên không chỉ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về vật thể có thể đang nắm giữ bí mật của Trái Đất, mà còn giúp họ tìm hiểu về các hạt trong gió Mặt Trời, từ đó có phương án tối ưu để bảo vệ các phi hành gia và tàu vũ trụ, vệ tinh trong các nhiệm vụ không gian tương lai.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Astronomy.