Một bài báo nghiên cứu gần đây với khoảng 500 người được hỏi về cảm xúc của họ đối với các thương hiệu và thói quen của họ khi nói đến việc ghét thương hiệu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 150 tên thương hiệu khác nhau được người trả lời đề cập là thương hiệu họ ghét.
Trong số này có đến 30 thương hiệu được liệt kê trong danh sách thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất trong năm, với 12% thuộc về Apple và 9% thuộc về Walmart. Tại sao lại vậy? Đối với Walmart, nhiều người có thể lý giải vì đây là công ty nổi tiếng trả lương quá thấp, nhân viên của công ty phải sử dụng tem thực phẩm. Nhưng Apple thì sao? Có muôn vàn lý do cho điều đó, mà dưới đây là các lý do có khả năng.
Một xã hội “auto ghét” thương hiệu đứng đầu
Một cuộc khảo sát trên Twitter cho thấy, các thương hiệu có giá trị nhất lại thường bị ghét nhất, và họ như là “nam châm” cho sự ghét bỏ. Lý do có thể vì liên quan đến lòng tham của công ty, chiến thuật đáng ngờ hoặc một cái gì đó khác. Miễn là một công ty đứng đầu bảng xếp hạng, sẽ rất nhiều người không thích họ. Điều này không có gì độc đáo đối với các thương hiệu, không chỉ ở kinh doanh mà cả trong lĩnh vực thể thao như các đội bóng liên tục vô địch hay một vận động viên giành huy chương vàng nhiều năm liên tiếp.
Apple đã đứng đầu trong nhiều bảng xếp hạng, điều này không chỉ giúp hãng thu hút nhiều fan mà còn nhiều người lại ghét công ty này mà không cần biết lý do.
Bởi Apple là “team” khác
Nhiều người trong chúng ta luôn gắn bó với sản phẩm của mình bất chấp các công ty cung cấp sản phẩm hiếm khi đáp lại những gì mà họ mong muốn. Điều này hoàn toàn đúng khi nói đến công nghệ và thậm chí còn hơn thế khi chúng ta thu hẹp mọi thứ vào smartphone – sản phẩm trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta đến nỗi nếu ai đó xúc phạm thiết bị của mình, đó sẽ là sự xúc phạm đến bản thân họ.
Khi nói đến điện thoại, có hai đội rất khác biệt: Apple (hoặc iOS) và Android. Trong khi nhóm Android được phân chia thành các nhóm nhỏ như Samsung, OnePlus, Xiaomi,… thì Apple lại ở một nơi khác. Kết quả là, sự hợp nhất tất cả người dùng thương hiệu Android chống lại một kẻ thù chung - Apple. Chỉ cần có một thành kiến hoặc những lời lăng mạ đơn thuần, tất cả người dùng Android sẽ lao vào cuộc chiến.
Là chuẩn mẫu mực của chủ nghĩa tiêu dùng
Apple thường là thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới. Để đạt được điều này, công ty đã không chỉ bán hàng triệu sản phẩm mà còn nuôi sống mọi người với triết lý sản phẩm riêng làm cho con người chúng ta sống tốt hơn. Thế nhưng Apple cũng không phải làm những điều tuyệt vời nhất trên iPhone hay MacBook của họ, bởi họ thúc đẩy nhiều thứ bằng nhiều phương thức quảng cáo thông minh.
Với nhiều người không bị thu hút bởi quảng cáo đó, họ cảm thấy kinh khủng hơn là hấp dẫn vì tất cả đều sai khi đưa vào thế giới thực. Chi hàng triệu đồng hoặc thậm chí hàng chục triệu đồng cho một cái gì đó có các lựa chọn thay thế rẻ hơn nhiều là điều không thể chấp nhận được đối với họ. Họ cho rằng không nên đặt Apple lên bệ vì tất cả chúng chỉ là một phần của các tập đoàn đang tìm kiếm lợi nhuận.
Fan Apple bị ghét bỏ
Mọi người đều có trải nghiệm thích một cái gì đó nhưng chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu khi đứng trước một cộng đồng hâm mộ (fan) của sản phẩm đó, buộc họ muốn tránh xa hơn để tránh lao vào những tranh luận không theo ý muốn. Điều này hoàn toàn đúng với fan Apple. Sự tận tâm của họ đối với thương hiệu này thường đạt đến mức sùng bái và cách họ ca ngợi mọi sản phẩm do Apple phát hành, ngay cả khi có sai sót cũng bảo vệ đến cùng.
Ngay cả khi cảm xúc của người dùng trung lập, việc gặp phải fan Apple đang cố gắng thuyết phục họ rằng sản phẩm của Apple tuyệt vời ra sao có thể khiến người dùng đó không thích thương hiệu này.
Đó không phải là mục tiêu của Apple
Apple thường bị chỉ trích vì giới hạn những gì người dùng có thể làm với thiết bị của họ. Từ việc không thể đặt các shortcut ứng dụng ở bất cứ nơi nào họ muốn cho đến không có tính năng gửi tập tin qua Bluetooth… đều bị Apple từ chối thực hiện. Điều này thường khiến người dùng cao cấp hơn tức giận vì họ cảm thấy như Apple đang đối xử với họ như thể họ không biết mình đang làm gì. Sự thật là, cơ sở người dùng Apple bao gồm các đối tượng mà phần lớn họ không có tham vọng thiết bị xa hơn nữa. Họ muốn một thiết bị đơn giản và dễ sử dụng.
Nhiều người còn nghi ngờ Apple
Việc kinh doanh của Apple dường như không phù hợp với lời hoa mỹ mà họ đưa ra khi cho rằng họ đang làm mọi thứ vì người dùng. Một loạt các vấn đề như bộ sạc chậm để thúc đẩy người dùng mua bộ sạc nhanh hơn bán riêng, bộ nhớ trong thấp để thúc đẩy mua iPhone đắt tiền hơn, điều chỉnh CPU do pin suy giảm nhằm thúc đẩy người dùng mua iPhone mới sớm hơn, xây dựng các cửa hàng sửa chữa độc quyền để sửa chữa các thiết bị Apple… Đó là tất cả những lý do chính đáng nhiều người không thích Apple và đã đẩy một số người dùng ra khỏi hệ sinh thái của công ty trong những năm qua do họ cho rằng công ty quá tham lam.
Sản phẩm Apple không hề rẻ
Các sản phẩm của Apple đắt tiền và đó là do thiết kế. Chúng ta sẽ không bao giờ nghe thấy từ “giá rẻ” trong một bài thuyết trình của Apple mà đó chỉ là “giá rẻ hơn”, “thân thiện hơn”, “hợp lý hơn”… Thương hiệu này cung cấp các sản phẩm cao cấp và muốn mọi người biết điều đó từ mức giá mà không phải bất cứ điều gì khác. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể hoặc sẵn sàng trả những mức giá đó, dẫn đến sự ghét bỏ bởi vì công ty đã đặt ra một rào cản ngăn cản một số người nhất định xâm nhập vào khu vườn có tường thành của họ.
Apple đang làm việc với một số tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh. Đồng thời, đây là nhà sản xuất smartphone thứ ba bất chấp rất nhiều người không thích chiến lược giá của Apple cho sản phẩm của họ hiện tại.