Vì sao Facebook chuyển sang đầu tư hệ thống cáp quang ở châu Phi?

Theo The Guardian, khi phải đối mặt với áp lực lập pháp ngày càng tăng ở châu Âu, Facebook đã chuyển hướng sang đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở châu Phi.
Chia sẻ

Các quan chức chính phủ ở bang Edo, miền nam Nigeria, đặt mục tiêu cải thiện triệt để tình trạng truy cập Internet kém cho 4 triệu người dân. MainOne sẽ là công ty chịu trách nhiệm triển khai một mạng lưới cáp quang rộng lớn ở Tây Phi, với sự hỗ trợ của Facebook.

Một thỏa thuận chung đã được ký kết để lắp đặt các tuyến cáp quang chạy khắp thành phố Benin, thủ phủ của bang Edo. Kể từ năm 2019, 400 km cáp đã được triển khai lắp đặt ở Edo.

“Rõ ràng, Facebook không phải là một công ty cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, nhưng họ đã đầu tư vào những dây cáp này,” Emmanuel Eweka, cựu quan chức cấp cao của chính phủ Edo.

Trong những năm gần đây, khi Facebook phải chịu áp lực lập pháp ngày càng tăng ở phương Tây, công ty đã tăng cường tập trung vào châu Phi, đặc biệt là ở các quốc gia có môi trường quản lý và luật pháp lỏng lẻo hơn.

Phạm vi phủ sóng Internet yếu, giá cả đắt đỏ, dân số đông (200 triệu người) tại Nigeria được xem là cơ hội để Facebook có thêm người dùng mới và dữ liệu của họ. Do đó, công ty đã không ngần ngại đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm giúp người dân tại đó có thể truy cập Internet dễ dàng hơn.

“Để làm cho dữ liệu Internet có giá cả phải chăng hơn, Facebook cần xây dựng cơ sở hạ tầng gần như miễn phí,” Eweka nói. “Trên thực tế, Facebook không phải là chuyên gia trong lĩnh vực Internet, nhưng họ sẽ đổi lại bằng dữ liệu của người dùng và rõ ràng là điều đó có tiềm năng rất lớn ở một quốc gia như Nigeria”.

Vì sao Facebook chuyển sang đầu tư hệ thống cáp quang ở châu Phi? - 1
Vì sao Facebook chuyển sang đầu tư hệ thống cáp quang ở châu Phi? - 2

Những người dùng tiềm năng mới đang xuất hiện ở các quốc gia có dân số tăng nhanh và việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Hiện chỉ hơn một nửa dân số Nigeria có quyền truy cập Internet và tỉ lệ truy cập đang tăng lên mỗi năm.

Vào năm 2019, Facebook đã đầu tư 20 triệu USD vào cơ sở hạ tầng Internet ở Edo và cam kết cùng với MainOne đặt 750 km cáp quang ở Edo và bang Ogun ở phía tây nam. Cả hai bang đã cam kết xây dựng các trung tâm kinh doanh và công nghệ, mở rộng truy cập Internet cho các doanh nhân, nhân viên công nghệ, các cơ quan chính phủ và trường học.

Eweka cho biết: “Nếu một hồ sơ vụ án được gửi đến văn phòng thống đốc, thống đốc có thể xem chính xác thời điểm nó được mở ra và nó đã được thực hiện chưa. Vì vậy việc thất lạc tập tin ở đâu đó trong hệ thống giờ đã không còn nữa”.

Internet nhanh hơn đã tạo động lực thay đổi cách thức hoạt động của chính phủ ở Edo, các quan chức cho biết.

Tháng 11 năm ngoái, chính phủ đã khởi động Khu công nghệ Edo, một dự án phần lớn vẫn chưa được xây dựng trên khu đất rộng 200.000 km2 mà các nhà phát triển hình dung sẽ là trung tâm của hệ sinh thái công nghệ đang phát triển của bang.

Trung tâm sẽ cung cấp “nơi ở, căn hộ làm việc, bất động sản nhà ở và thương mại, vườn ươm công nghệ và văn phòng cho thuê”. Cơ bản của các kế hoạch là tăng cường truy cập vào các dịch vụ Internet nhanh hơn và rẻ hơn mà Meta đã giúp cung cấp.

Stephen Osawaru, một doanh nhân 38 tuổi và nhà tư vấn kinh doanh ở thành phố Benin, làm việc với mạng lưới hơn 300 công ty khởi nghiệp trong bang. Ông nói: “Internet tốt hơn và rẻ hơn so với cách đây 5 năm đang tạo ra nhiều cơ hội hơn”.