Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Benjamin Thomas từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ) đã sử dụng dữ liệu từ Kính viễn vọng Hobby-Eberly (HET) tại Đài quan sát McDonald của trường đại học này để giải mã bí ẩn gây tranh cãi nhiều năm về các siêu tân tinh.
Khi một ngôi sao phát nổ - tức siêu tân tinh - được phát hiện, các nhà khoa học sẽ nhìn thấy ánh sáng của nó phát ra thay đổi theo thời gian: sáng dần lên rồi mới đạt cực đại, rồi bắt đầu mờ đi. Bằng cách ghi nhận thời gian của các "đỉnh" và các "vùng lõm" trên đồ thị ánh sáng, họ có thể suy ra các đặc điểm vật lý của hệ.
Nhưng có một điều phi lý ở đây: siêu tân tinh vốn là một khoảnh khắc bất ngờ, bùng nổ. Lẽ ra họ phải thấy ngay lập tức khoảnh khắc sáng cực đại đó, rồi mới là giai đoạn vụ nổ mờ dần. Thứ ánh sáng phát ra trước khi vụ nổ thực sự diễn ra, là một bóng ma đầy thách thức.
Trong bài công bố trên The Astrophysical Journal, nhóm nghiên cứu đã chứng minh "bóng ma ánh sáng" trước vụ nổ thực sự là những thứ đã đi vượt thời gian.
Tiến sĩ Thomas cho biết bấy lâu các nhà khoa học đã quan sát ánh sáng phát ra từ vật chất được thoát khỏi hệ thống tiền thân trước, rồi mới thấy khoảnh khắc của vụ nổ - là lúc các vật chất đó đang trên đường "đào tẩu".
Như vậy, một lần nữa 2014C đã giúp chứng minh siêu tân tinh có đủ sức mạnh để "uốn cong" không thời gian và khiến con người nhìn thấy những hình ảnh như được gửi qua một cỗ máy thời gian. Rõ ràng dạng tia sáng mà vật chất từ siêu tân tinh phát ra mạnh đến nỗi đã tạo nên được bước nhảy vọt, đến với Trái Đất nhanh hơn ánh sáng thông thường.
Những siêu tân tinh loại Ib mạnh mẽ như 2014C chưa rất nhiều hydro, mà hydro từng được biết đến là dạng vật chất chứa "đường cong ánh sáng" hoạt động kỳ lạ so với các vật chất khác. Nên đó rất có thể là những thứ đã du hành trên "cỗ máy thời gian". Phát hiện này cũng giúp hé lộ "cấu hình" bất thường của các ngôi sao chết đã tạo ra các siêu tân tinh tương tự, giúp giải thích nhiều bí ẩn vật lý về việc một ngôi sao sẽ chết đi như thế nào.