Không phải tất cả mối đe doạ đối với máy tính đều do virus hoặc email lừa đảo. Có một số người chỉ cố gắng xâm nhập máy tính của người khác bằng cách "đoán mò mật khẩu", tức đăng nhập nhiều lần bằng nhiều mật khẩu khác nhau.
Cách này gọi là tấn công "brute-force", một phương pháp "bẻ khóa" phổ biến. Thông thường, kẻ xấu sẽ "đoán tên người dùng và mật khẩu" để truy cập trái phép vào hệ thống.
Các chuyên gia cảnh báo phương pháp tấn công "brute-force" tuy đơn giản nhưng có tỷ lệ thành công cao. Thực tế, nó tùy thuộc vào độ dài và độ phức tạp của mật khẩu, việc bẻ khóa mật khẩu có thể mất từ vài giây đến nhiều năm. Do đó, các trang web sử dụng phương thức đăng nhập dựa trên mật khẩu hoàn toàn có thể bị tấn công nếu không thực hiện đầy đủ biện pháp bảo vệ.
Windows 11 sẽ tự động ngăn chặn xâm nhập máy tính trái phép bằng "đoán mò mật khẩu". Ảnh: Microsoft
"Windows 11 hiện có thể ngăn chặn điều đó" - chuyên trang công nghệ Digital Trends dẫn tuyên bố của Microsoft khẳng định. Phiên bản Windows 11 mới nhất chặn các cuộc tấn công này bằng chính sách "khóa tài khoản". Hệ điều hành sẽ tự động khóa các tài khoản, bao gồm cả tài khoản quản trị viên, sau 10 lần đăng nhập không thành công.
Theo Microsoft, với chính sách khoá tài khoản, Microsoft chấm dứt việc hacker xâm nhập trái phép vào máy tính người dùng bằng tấn công brute-force. Kẻ tấn công sẽ bị khoá sau 10 lần không đoán được mật khẩu và điều này chỉ diễn ra sau khoảng vài giây.