Vào mùa xuân năm 2018, CEO Lei Jun của Xiaomi cho biết công ty không nhận được hơn 5% lợi nhuận từ việc bán smartphone, linh kiện điện tử IoT và tất cả các loại tiện ích. Đây là con số đã tính đến việc trừ thuế, chi phí quảng bá thương hiệu và dịch vụ người dùng. Vào năm 2019, ông tái khẳng định rằng công ty sẽ không kiếm quá nhiều tiền từ smartphone của mình, với giới hạn tỷ suất lợi nhuận ở mức 5%.
Ở đây, điều đáng chú ý là chi phí được tính toán của các thành phần phần cứng đề cập đến chi phí thiết bị, tức không bao gồm chi phí thiết kế R&D, kho bãi, hậu cần, tiếp thị và các khía cạnh khác. Nhưng trong trường hợp này và nhiều smartphone Xiaomi hiện đại khác, lợi nhuận rõ ràng là vượt quá 5%. Sự tăng giá của smartphone Xiaomi đã xảy ra trong hai năm qua và mọi người đã dần quen với điều này.
Các chuyên gia lưu ý rằng chi phí của thiết bị Xiaomi 12S Ultra là khá cao, do smartphone sử dụng ống kính Leica, chip Snapdragon 8 Plus Gen 1, màn hình hàng đầu, chip xử lý quản lý năng lượng Xiaomi Surging G1 và các thành phần mới khác.
Sau khi Xiaomi 12S Ultra được bán ra, Lei Jun cho biết dựa trên đánh giá phản hồi của người dùng về điện thoại, 98% người dùng hài lòng với sản phẩm và là mức đánh giá cao nhất trong số các sản phẩm Xiaomi cao cấp trong hai năm qua. Điều này khẳng định rằng Xiaomi đang ngày càng làm tốt hơn trên những chiếc điện thoại cao cấp.
Mới đây, những chiếc Xiaomi 12S Ultra đầu tiên cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên do là sản phẩm xách tay được nhập từ thị trường nội địa Trung Quốc, sản phẩm không chạy hệ điều hành Android đầy đủ, thiếu các dịch vụ của Google. Giá của thiết bị này được rao bán tại Việt Nam là 50 triệu đồng.