Các nhà tâm lý học cảnh báo các mối quan hệ đơn phương tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của một người, do họ thường xuyên trải qua cảm giác căng thẳng và lo lắng liên tục. Nếu bạn đang trải qua cảm giác tương tự khi yêu một ai đó, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét nghiêm túc về mối quan hệ này.
Người ta nói tình yêu cũng giống như chơi kéo co, nếu chỉ có một người kéo thì chắc chắn sẽ ngã. Nếu chuyện tình cảm của bạn có những dấu hiệu dưới dây thì chắc chắn bạn nên dừng lại:
Bạn luôn là người khởi xướng các kế hoạch cho cả hai.
Nếu bạn không nhắn tin hay gọi điện cho họ, thì bạn cũng chẳng nhận được bất kỳ tin nhắn hay cuộc gọi nào từ đối phương. Và thậm chí nếu bạn có ý trách móc, tất cả những gì bạn nhận lại là những câu trả lời khô khan khiến bạn cảm thấy như bạn đang làm phiền họ. Ngoài ra, bạn là người duy nhất lên kế hoạch cho mọi cuộc hẹn hò, và luôn căng thẳng cố gắng để làm họ vui vẻ, giống như việc chỉ ở cạnh nhau là chưa đủ. Tuy nhiên, bạn cũng xứng đáng được đối xử giống như cách bạn đang nỗ lực dành hết tình yêu cho người ấy, hãy nhớ bạn cũng có giá trị của riêng mình.
Bạn cảm thấy như bản thân không thực sự hiểu đối phương
Họ chưa bao giờ mở lòng về quá khứ của họ, hoặc xin bạn lời khuyên khi gặp các vấn đề khó giải quyết. Các cuộc trò chuyện của hai bạn thường rất nhạt nhẽo, giống như cuộc trò chuyện giữa những người bạn xã giao. Vậy liệu bạn có thể dành thời gian của cả cuộc đời dài đằng đẳng cho một người mà bạn không thể hiểu nổi một phần con người họ không?
Bạn sợ là chính mình
Bạn có thường cảm thấy mình không thể chia sẻ những vấn đề của bản thân với người ấy, và bạn luôn là người phải nỗ lực rất nhiều để trở thành chỗ dựa vững chắc cho đối phương không? Có nhiều khả năng bạn thấy có một điểm trung gian nào đó trong tính cách và tâm trạng của bản thân thu hút đối phương, và bạn sẽ kiên trì theo đuổi đến cùng. Bạn không cảm thấy thoải mái khi buồn, hoặc dễ bị tổn thương khi ở bên họ vì họ sẽ ngay lập tức khó chịu và phớt lờ cảm xúc của bạn. Hãy nhớ rằng, những người không thể ở bên lúc bạn thảm nhất, sẽ không xứng đáng ở cạnh khi bạn thành công.
Bạn đặt nhu cầu của họ lên trên nhu cầu của bạn.
Khi ở bên nhau, bạn chỉ làm những gì họ muốn. Họ chọn bộ phim mà họ thích, nhà hàng mà họ muốn, và họ không quan tâm đến sở thích của bạn. Dần dần, bạn bắt đầu chấp nhận tính cách của họ và tự nhủ rằng chỉ cần người ấy vui, mọi chuyện đều ổn. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm. Nếu một người thực sự yêu bạn, họ sẽ chia sẻ sở thích với bạn, và tìm đến sự cân bằng hài hòa trong nhu cầu của cả hai, chứ không đáp ứng nhu cầu của chỉ một và gọi đó là “sự thỏa hiệp”.
Bạn luôn bao biện cho họ
Bạn có thường cảm thấy không thoải mái về cách cư xử của đối phương trước mặt bạn bè hoặc gia đình bạn không? Trong những tình huống như vậy, bạn đã bao giờ nói, “Ồ, đó là do căng thẳng công việc…” hay những lý do tương tự không? Rất có thể những người xung quanh mới đủ tỉnh táo để nhận ra vấn đề trong mối quan hệ hiện tại của bạn. Bạn nghĩ rằng họ cảm thấy họ đang cảm thấy đáng tiếc cho bạn, vì vậy bạn muốn chứng minh rằng họ sai. Nhưng tại sao bạn lại cảm thấy như vậy? Hãy thử nói chuyện với bạn bè của bạn, đôi khi ý kiến của người ngoài cuộc sẽ giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về tình hình hiện tại.
Bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi
Lên kế hoạch cho cả hai người và “mua vui” cho đối phương thật sự khiến bạn mệt mỏi. Đó là lý do bạn luôn căng thẳng, vì bạn cho đi rất nhiều mà không nhận lại được gì. Bạn nghĩ rằng có thể nếu bạn lên kế hoạch cho một nơi nghỉ ngơi tuyệt vời, hoặc tặng họ một món quà mà họ hằng mơ ước, thì cuối cùng bạn cũng sẽ nhận được sự đáp lễ từ họ. Nhưng thực tế bạn không nhận lại được gì, điều đó khiến bạn cảm thấy thất vọng và tuyệt vọng. Về cơ bản, mọi nỗ lực của bạn chỉ như hạt muối bỏ biển vì họ chẳng hề mảy may để ý đến sự hy sinh của bạn.
Bạn sợ làm họ buồn
Bạn không cảm thấy an tâm về mối quan hệ của mình, vì vậy luôn cẩn trọng hết sức khi ở bên người ấy. Bạn sợ nói gì sai hoặc làm họ cảm thấy khó chịu. Lúc này, hãy tự hỏi bản thân, tại sao lại cứ ôm chặt lấy điều khiến bạn trăn trở? Bạn phải thoải mái nói về các vấn đề trong mối quan hệ của mình một cách lành mạnh. Cứ né tránh những thứ khiến bạn cảm thấy không vui chỉ suy nghĩ cho đối phương chỉ khiến họ cảm thấy bạn thật nhạt nhẽo và càng dễ khiến mối quan hệ bế tắc hơn.
Bạn thường xuyên cảm thấy có lỗi dù chẳng làm gì sai
Bạn có thường cảm thấy có lỗi và chẳng rõ tại sao? Đối phương có thể là một người rất biết đóng vai nạn nhân, và bỗng nhiên bạn biến thành người có lỗi trong mọi tình huống. Nếu bạn đã từng xin lỗi vì nổi nóng với họ, hoặc khiến họ mất vui, thì đây không phải là một mối quan hệ lành mạnh. Hai người yêu nhau bình thường sẽ không đối xử với nhau theo cách đó.
Bạn liên tục đánh giá lại bản thân
Nếu bạn đang hẹn hò với một người liên tục khiến bạn nghi ngờ liệu bạn có đủ thông minh, xinh đẹp hay hài hước hay không, thì bạn đã yêu nhầm người. Bạn không cần thiết phải thay đổi để đáp ứng kỳ vọng của đối tác về người mà họ yêu, bởi vì nếu họ cảm thấy thất vọng, đó là vấn đề của họ. Tình yêu thực sự là khi bạn tìm thấy một người khiến bạn cảm thấy bản thân luôn là chính mình.
Bạn sợ phải rời bỏ vì bạn đã đầu tư rất nhiều vào mối tình này
Bạn biết sâu trong thâm tâm rằng mối quan hệ này không phù hợp với mình, nhưng bạn không muốn chia tay người ấy vì bạn đã dành quá nhiều thời gian và công sức cho họ. Tuy nhiên, nếu càng kéo dài, bạn sẽ càng đánh mất chính mình. Đừng nghĩ về thời gian đối với họ là “mất mát” hay “lãng phí”, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để bạn học tập. Lần tới, bạn đã biết được giá trị của mình và tìm thấy chính xác những gì bạn cần để hạnh phúc. Hãy để bản thân tự tại trong tương lai của chính mình, đó là cách tốt nhất chứng tỏ rằng bạn tôn trọng quá khứ.