Dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất, và mô hình hành vi ở phần lớn các cặp đôi có thể dẫn đến chia tay. Khi bạn đã biết đến những sai lầm này, hãy cố gắng tránh xa để giữ cho tình cảm luôn bền chặt.
Dính lấy nhau như sam
Những mối quan hệ tình cảm mà cả hai dường như chỉ dành thời gian để bám dính vào cuộc sống của nhau mà không có không gian riêng, kiểu quan hệ này có nguy cơ tan vỡ sớm. Sớm hay muộn, một trong hai sẽ bị người thứ ba hấp dẫn, và điều đó sẽ gây đau đớn cho nửa còn lại. Đây là cách một cuộc khủng hoảng bắt đầu. Những cặp đôi như vậy thường chia tay, và gây ra những tổn thương đau đớn khó lành cho nhau.
Ảo tưởng rằng nửa kia cũng nghĩ giống mình
Đôi khi người ta vô thức áp đặt suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của mình lên người khác. Cảm giác ghen tuông vô căn cứ có thể được giải thích bằng cơ chế này. Khi một người không nhận ra rằng nửa kia có cách nhìn cuộc sống không giống họ, điều đó có thể dẫn tới những xung đột nghiêm trọng. Các bạn cần phải hiểu và tôn trọng thực tế rằng tất cả chúng ta là những cá thể không giống nhau.
Ít chia sẻ với nhau
Người ta thường nói rằng ‘tình yêu không cần nói, chỉ cần cảm nhận thôi’. Đó là một sai lầm lớn vì chìa khóa cho một mối quan hệ hài hòa là lắng nghe và chia sẻ cảm xúc cùng nhau. Khi chúng ta không giao tiếp để hiểu nhau, chúng ta sẽ chẳng bao giờ khám phá ra tính cách tiềm tàng của nửa kia hay những gì ẩn sâu trong suy nghĩ của họ.
Thiếu kế hoạch chung cho tương lai
Khi mới yêu, đôi khi các cặp đôi trẻ sẽ sống một cách vô tư lự và bỏ qua việc xây dựng những kế hoạch chung cho tương lai. Sau khi niềm đam mê của họ không còn nữa, họ không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo và trở nên sợ hãi. Để xây dựng một mối quan hệ bền chặt, cần phải thảo luận về các kế hoạch trong tương lai và không nên nê tránh ngay cả những câu hỏi khó trả lời nhất như: con cái, tài chính, không gian cá nhân, hôn nhân, v.v.
Làm người ‘cứu rỗi’
Thoạt nghe, nếu trong một mối quan hệ có một người luôn cố gắng xoa dịu, bảo vệ hoặc giải quyết các vấn đề của nửa kia, mọi người thường tin rằng đây là một tình yêu cao thượng. Người được đón nhận mọi thứ dường như trở thành ‘một đứa trẻ hư’ thu hút mọi sự chú ý và tâm huyết của người khác. Trái lại, người ‘cứu rỗi’ lại cảm thấy bản thân là người mà nửa kia không thể thiếu lúc này. Thế nhưng mối quan hệ này sẽ không có cái kết tốt đẹp. ‘Đứa trẻ hư’ có thể dần lấy lại tinh thần và nhận ra rằng anh ta hoặc cô ta không cần một người bên cạnh an ủi và động viên nữa. Hầu như với mối quan hệ kiểu này, cả hai sẽ nhận được những lợi ích riêng, và không cần tiếp tục bên nhau.
Lười biếng và thiếu nỗ lực
Nhiều cặp vợ chồng tin chắc rằng dần dà cả hai sẽ hòa hợp được với nhau mà không cần bất kỳ nỗ lực nào. Cuối cùng khi họ phải đối mặt với những rắc rối, họ cảm thấy như mối quan hệ của họ sắp đến hồi kết và thậm chí không cố gắng tìm giải pháp.
Các bạn cần phải hiểu rằng một mối quan hệ (cả tình cảm và xã hội) được xây dựng từng bước, và phát triển theo kiểu nấc thang, mới có thể bền vững được.
Xung đột chưa được giải quyết
Thất vọng và giận dữ phát sinh từ những xung đột chồng chất. Các bạn cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề để mọi thứ không leo thang đến một cuộc chia tay. Trong một mối quan hệ, điều quan trọng là phải cùng nhau thảo luận và tìm cách giải quyết vấn đề.
Hãy nhớ rằng xung đột chỉ là một vấn đề của một mối quan hệ mà bạn phải vượt qua. Bạn có thể phá hỏng tình yêu của mình nếu liên tục giữ thái độ cáu kỉnh với nửa kia.
Ngại chuyện ‘giường chiếu’
Mỗi quan hệ chỉ trở nên gắn kết khi hai bạn hòa hợp với nhau cả về thể xác lẫn tâm hồn, không giống như việc chỉ sống chung với nhau dưới một mái nhà. Cần phải nhớ rằng các bạn cần phải nuôi dưỡng và phát triển niềm đam mê của mình, và hân hoan mà bạn đã dành cho nhau ngay từ đầu.
Gian dối
Khi một người phát hiện ra rằng họ đang bị lừa dối, trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ dẫn đến chia tay. Tuy nhiên, một người bị phản bội luôn có lựa chọn có thể cho nửa kia cơ hội hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là không ép buộc nếu điều đó không đem lại kết quả gì.