10 điều tân sinh viên cần nhớ trước khi vào đại học, thực hiện càng đầy đủ càng thành công

1. Đọc nhiều

Môi trường đại học và trung học có nhiều khác biệt. Đây là 10 điều tân sinh viên cần nhớ bên cạnh việc chuẩn bị nhiều thứ để thích nghi với cuộc sống mới.

Các môn đại học yêu cầu sinh viên phải đọc nhiều giáo trình hơn ở trung học. Tân sinh viên nên làm quen với khối lượng công việc lớn này bằng việc tập thói quen đọc sách trong kỳ nghỉ hè trước năm đầu đại học. Không quan trọng bạn đọc gì, việc đọc nhiều và đa dạng các loại sách sẽ giúp khám phá sở thích và sở trường của mình trong lĩnh vực mình theo đuổi. 

Ảnh 1: 10 điều tân sinh viên cần nhớ - We25.vn

(Ảnh minh họa: Pewresearch)

2. Nghiên cứu chuyên sâu ngành mình học

Hầu hết sinh viên khi nhập học chưa cần chọn lĩnh vực chuyên sâu thuộc ngành học trong năm nhất. Nhưng bạn nên bắt đầu suy nghĩ về những môn tự chọn theo sở thích để chuẩn bị tốt từ trước. Trước khi năm học bắt đầu cũng là thời gian lý tưởng để bạn làm quen các anh chị khóa trên, những người đi trước để xin tư vấn và hướng dẫn cách học hiệu quả. 

3. Trau dồi kỹ năng xã hội và kỹ năng mềm

Đại học là môi trường thúc đẩy sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, từ làm việc nhóm đến trao đổi với giảng viên đều cần khả năng truyền đạt ý kiến rõ ràng và khả năng phối hợp hiệu quả. Vậy nên tân sinh viên cần tìm hiểu trước về ký túc xá, bạn cùng phòng và chính sách xã hội của nhà trường.

Kỹ năng lãnh đo và giải quyết vấn đề cũng quan trọng khi bạn tìm việc làm thêm hay xin thực tập ở các cơ quan. Đó là lý do bạn nên cân nhắc việc tham gia các khóa học kỹ năng mềm ở trường.

4. Cài ứng dụng quản lý thời gian

Cân bằng hoạt động học tập và xã hội ở đại học là thách thức đối với cả những sinh viên chăm chỉ nhất. Nhiều công cụ số đã ra đời để giúp bạn sử dụng thời gian của mình hiệu quả theo một cách thông minh. Các ứng dụng trên smartphone giúp bạn cân bằng bằng cách hạn chế thời gian dành cho giải trí và mạng xã hội, đồng thời nhắc nhở bạn lịch học hàng ngày, hàng tuần.

Ảnh 2: 10 điều tân sinh viên cần nhớ - We25.vn

(Ảnh minh họa: Lifehack)

5. Cân nhắc tìm kiếm việc làm thêm

Không phải sinh viên nào cũng được gia đình chu cấp học phí và sinh hoạt phí đầy đủ. Những khoản chi tiêu hàng ngày như ăn uống, đi lại, giải trí cuối tuần... chiếm một khoản lớn trong chi phí dành cho cuộc sống sinh viên.

Việc làm thêm có thể giảm bớt áp lực tài chính nhưng cũng lấy đi thời gian dành cho học tập. Trước khi quyết định đi làm thêm, bạn nên hỏi ý kiến phụ huynh và tính toán lại thời gian của bản thân cũng như cài đặt ứng dụng quản lý thời gian như đã nêu ở trên.

6. Biết cách đảm bảo an toàn cho bản thân

Sinh viên cần cảm thấy an toàn tại nơi ở dù là khi đi bộ một mình về nhà sau tiết học khuya hay trong buổi đi chơi muộn với bạn bè. Bạn cần tìm hiểu về khu vực xung quanh nơi mình sống để có biện pháp dự phòng, đề phòng gặp phải tình huống xấu.

7. Liên hệ với giảng viên

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giảng viên giúp ích nhiều cho việc học của bạn ở đại học. Sau khi có thông tin về môn và lớp học, bạn nên gửi email cho giảng viên và người hướng dẫn, nếu có thể thì đề nghị gặp họ trực tiếp tại buổi tư vấn đầu năm. Đặc biệt, bạn cần học cách thể hiện sự tôn trọng và trưởng thành trong giao tiếp với những người có thể trực tiếp giảng dạy mình.

8. Tận dụng tối đa hoạt động tư vấn của các tổ chức

Các buổi tư vấn cho tân sinh viên được tổ chức vài tuần hoặc vài tháng trước năm học. Đây là dịp tốt để làm quen với môi trường học tập, môi trường sống nơi thành phố. Hãy thật thoải mái và hỏi những điều mình thắc mắc, càng nhiều càng tốt.

Những người khác cũng đang cố gắng thích nghi với môi trường mới nên bạn đừng ngần ngại. Sau buổi tư vấn, nhiều trường còn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho tân sinh viên để kết nối sinh viên với nhau và với ban quản lý.

Ảnh 3: 10 điều tân sinh viên cần nhớ - We25.vn

(Ảnh minh họa: Đại học Quy Nhơn)

9. Tìm cách tham gia các hoạt động chung của trường

Môi trường đại học mang lại nhiều cơ hội để khám phá sở thích cá nhân và tham gia những hoạt động mà bạn ưa thích. Việc ghi tên vào chương trình thể thao, âm nhạc hay xã hội của trường không khó, cái khó là bạn cần tính toán chuẩn bị kế hoạch từ trước để chọn được cho mình hoạt động ý nghĩa, tránh việc bỏ lỡ hạn đăng ký tham gia.

10. Biết nơi để tìm hiểu và đặt câu hỏi cho các vấn đề học tập

Nhiều trường đại học có văn phòng chuyên giúp sinh viên tư duy và viết luận. Nếu gặp khó khăn trong một tiết học hoặc muốn nói chuyện trực tiếp với giảng viên, bạn nên đến văn phòng đào tạo của trường vào giờ làm việc. Thư viện của trường cũng là nơi cung cấp tài liệu học tập không thể thiếu cho sinh viên.

Theo Zing.vn