10 lưu ý nho nhỏ giúp bạn dễ dàng "nắm thóp" bất kỳ ai

Đây là những mẹo tâm lý có tác động tới hầu hết mọi người, giúp bạn thay đổi suy nghĩ và ý kiến của người khác về trong nhiều tình huống khác nhau. 

Mặc dù chúng ta là những cá thể riêng biệt và độc nhất, nhưng chúng ta vẫn có điểm chung – phần con người. Điều này giúp chúng ta liên kết với những người khác, và quan trọng hơn là khám phá ra cách để đọc được suy nghĩ của họ. Hoàn toàn có thể sử dụng sức mạnh nội tại của bản thân để thay đổi quyết định và ý kiến của người khác về trong nhiều tình huống khác nhau.

Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn tác động mạnh mẽ lên tâm lý của những người khác:

Tạo ra ảo tưởng về những lựa chọn

Nếu bạn nhờ người khác giúp đỡ bạn việc gì đó, hãy nhờ một việc khó hơn trước khi đưa ra lời nhờ vả theo dự định ban đầu của bạn. Sau khi từ chối lời nhờ vả khó khăn, mọi người có xu hướng chấp nhận lời nhờ vả dễ thực hiện hơn. Cách này cũng giúp ích nhiều nếu bạn muốn thuyết phục ai đó. Hãy cho họ 2 tùy chọn cùng một lúc: điều bạn muốn họ chấp nhận và một nhiệm vụ khác khó đạt được hơn. Như vậy bạn sẽ dễ dàng khiến họ hướng theo lựa chọn mà bạn mong đợi hơn.

Biến bất đồng thành lợi thế

Khi mọi người nói với bạn những điều bạn không đồng ý, đừng phản đối họ một cách kiên quyết. Đầu tiên thừa nhận những gì họ nói với những từ như, “Tôi hiểu ý cậu định nói…” và tiếp tục với ý kiến riêng của bạn với gợi ý như “nhưng có bao giờ bạn nghĩ theo hướng này chưa…”Cách tiếp cận đó sẽ giúp bạn đưa ra quan điểm của bản thân mà không ‘chặn họng’ hoặc phản bác.

Bố mẹ là người hiểu biết hơn

Bạn có thể lôi kéo mọi người vào câu chuyện của mình bằng cách nói rằng cha mẹ bạn đã dạy bạn điều đó. Mọi người thường có thói quen quan tâm và tôn trọng quan điểm của những ‘bậc tiền bối’ hơn là lời nói của một người cùng trang lứa. Hầu hết mọi người tin tưởng lời nói của cha mẹ họ hết lòng, và nếu bạn đề cập đến cha mẹ trong khi đưa ra quan điểm bản thân, lời nói của bạn vô tình có sức nặng hơn.

Một khoản vay mượn nhỏ để cải thiện mối quan hệ

Nếu có ai đó không thích bạn lắm trong khi bạn lại có cảm tình và muốn thân thiết hơn với họ, hãy mượn họ một thứ gì đó nho nhỏ, có thể là một cuốn sách mà bạn quan tâm. Cách làm này trước hết sẽ tạo ra mối liên hệ khiên cưỡng giữa hai bạn, sau đó mọi thứ sẽ trở nên thoải mái và gắn kết hơn khi bạn trả lại đồ đã mượn cho họ.

Bắt đầu câu chuyện bằng sự im lặng

Thông thường khi bắt chuyện với người lạ, đôi khi sẽ có những khoảng im lặng một cách khó xử, những lúc như vậy hãy hỏi họ vài điều về bản thân họ. Ngay cả những người im lặng nhất cũng thích nói về bản thân họ. Họ sẽ hỏi lại bạn, và bạn sẽ biến sự im lặng thành một cuộc trò chuyện suôn sẻ.

Tự tin là nam châm tốt nhất

Sau khi thương thảo xong, bạn chỉ cần nhìn vào mắt người đối diện và chờ đợi trong im lặng. Cái nhìn kiên quyết của bạn sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của người nghe về những gì bạn vừa nói. Nếu bạn không giao tiếp bằng mắt sau khoảnh khắc căng thẳng này, người nghe sẽ dần mất hứng thú với lời nói và lý lẽ của bạn.

Làm cho họ thấy bản thân họ thật quan trọng

Sử dụng từ chuẩn có thể tạo nên sự khác biệt lớn khi bạn cần giúp đỡ. Mọi người có xu hướng giúp đỡ bạn nếu bạn trình bày lời nhờ cậy chúng như một ân huệ đối với bản thân bạn. Hành động này làm tăng bản ngã của người nghe và họ sẽ cảm thấy như bản thân họ đang ban cho bạn một điều ước. Hãy thử sử dụng những câu đơn giản như: “Nếu bạn giúp thì điều đó sẽ giúp tôi nhiều lắm” hoặc “tôi thực sự rất cần sự giúp đỡ của cậu đó”

Tạo phản ứng để quan sát

Khi bạn mới tham gia một nhóm, hãy pha trò hoặc kể một câu chuyện vui và xem phản ứng của mọi người. Những người gần gũi thân thiết hơn sẽ nhìn nhau và cười, cách này sẽ giúp bạn nhận ra mối liên kết và xác định mối liên hệ giữa những người trong nhóm với nhau.

Lặp đi lặp lại quan điểm của bạn

Sự lặp lại là một trong những cách tốt nhất để ‘ghim’ vào đầu người khác ý kiến của bạn. Nếu bạn muốn áp đặt quan điểm của bản thân lên người khác, chỉ cần lặp lại chúng trong các ngữ cảnh khác nhau hoặc chỉ đơn giản là nói điều tương tự trong cuộc trò chuyện theo một cách khác. Sau khi nghe điều tương tự nhiều lần, mọi người sẽ cho rằng ý kiến đó là của riêng họ vì bộ não của đã quen thuộc với quan điểm mà bạn ‘tiêm nhiễm’ vào đầu họ.

Tạo ra niềm tin để xây dựng lòng tin

Khi bạn cố gắng xây dựng lòng tin với người khác, hãy thừa nhận những lỗi nhỏ của bản thân với họ. Mọi người sẽ nhìn thấy bạn là người biết nhận thức đúng sai và sẽ tin rằng bạn là người trung thực. Điều này sẽ giúp bạn có lợi thế hơn, đặc biệt là trong các cuộc tranh cãi.