10 rắc rối các cặp vợ chồng son hay gặp và đây là cách giải quyết

Hầu như cặp vợ chồng nào cũng sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng hôn nhân. Một số cặp vợ chồng ly hôn chỉ sau 2-3 năm sống chung, một số người lại sống hạnh phúc với nhau đến đầu bạc răng long.

Để giữ được cuộc sống hôn nhân bền vững và hạnh phúc không chỉ dựa vào may mắn, luôn có một khái niệm đơn giản mà cặp vợ chồng hạnh phúc nào cũng hiểu, đó là: cả hai luôn phải đồng hành cùng nhau giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong cuộc sống gia đình.

Dưới đây là danh sách các vấn đề hôn nhân phổ biến mà ngay cả những cặp vợ chồng hạnh phúc nhất cũng có thể gặp phải, và cách giải quyết những vấn đề này:

Tăng cân

Hầu hết các cặp vợ chồng mới cưới tăng cân đáng kể sau đám cưới. Thường các cặp đôi sau khi cưới sẽ ở trong trạng thái tâm lý thoải mái và tự tin vì mối quan hệ của họ bây giờ đã danh chính ngôn thuận, và không thể chia cắt nên việc tăng cân là vấn đề hôn nhân rất phổ biến.

Giải pháp: Giảm cân cùng nhau dễ dàng hơn bởi sẽ luôn có một người bên cạnh bạn chia sẻ cùng bạn để cả hai có lối sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, thông thường đàn ông giảm cân nhanh hơn và điều đó có thể khiến các chị em thất vọng. Cách tốt nhất để lấy lại vóc dáng cho cả hai là đạp xe, leo núi và đi bộ vào buổi tối.

Khủng hoảng tài chính do sinh con

Khủng hoảng tài chính thường xuyên xảy ra ở các gia đình có thu nhập thấp và nguồn thu không ổn định, đôi khi xảy ra ở cả những gia đình trung lưu. Sinh con không phải lý do duy nhất khiến các gia đình trở nên bế tắc và xung đột, mặc dù sinh con thật sự đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn so với khi chỉ có hai vợ chồng

Giải pháp: Bắt đầu tiết kiệm tiền trước khi sinh đứa con đầu lòng và loại bỏ những khoản chi không cần thiết. Ví dụ, sẽ rẻ hơn khi mua xe đẩy, cũi và quần áo cũ.

Mâu thuẫn với mẹ chồng

Mối quan hệ ‘tay ba’ giữa con dâu - mẹ chồng - con rể luôn là vấn đề khiến người ta tốn giấy bút nhiều nhất. Và mẹ chồng là người đóng vai trò đáng kể trong bộ phim truyền hình dài tập về gia đình. Mối quan hệ giữa con dâu – mẹ chồng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới là câu chuyện không bao giờ có điểm dừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả hai và khiến gia đình lục đục.

Giải pháp: Cách tốt nhất để tránh xung đột với mẹ chồng là sống riêng. Có lẽ lúc đầu sống độc lập có thể khó khăn hơn về tài chính nhưng đó là cách tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không có cơ hội sống riêng, bạn và chồng nên chia sẻ thẳng thắn với nhau về quan điểm sống và tìm ra cách giải quyết khi xảy ra xung đột với mẹ chồng.

Cách chi tiêu khác nhau

Một trong những lý do quan trọng dẫn đến ly hôn là xung đột về tiền bạc. Sau đám cưới, tài chính cá nhân của bạn trở thành tài sản chung, và vấn đề tiền bạc khiến nhiều người trở nên căng thẳng - đặc biệt là nếu một trong hai người kiếm được nhiều tiền hơn.

Giải pháp: Các chuyên gia tài chính khuyên cả hai nên thảo luận về các vấn đề tài chính một cách cởi mở, không có bất kỳ sự ngại ngùng nào. Bạn cần đặt ưu tiên: Gia đình bạn sẽ tiết kiệm tiền hay đầu tư? Bạn có kế hoạch để sửa chữa nhà hoặc đi nghỉ vào năm tới không? Trả lời những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn xác định chiến lược tài chính của gia đình bạn trong nhiều năm tới.

Bắt đầu khó chịu vì thói quen của đối phương

Đáng ngạc nhiên là chỉ sau vài tháng chung sống, một số thói quen của nửa kia khiến bạn cảm thấy phiền phức. Những thói quen như chơi game, chơi thể thao, đọc sách, hay tụ tập bạn bè…tất cả những thứ này đều nằm trong danh sách những thói quen khó chịu nhất, ngay cả khi một trong số chúng là lý do khiến bạn yêu đối phương.

Giải pháp: Chấp nhận những thói quen của nửa kia. Hãy nhắc nhở bản thân rằng chính thói quen của người bạn đời khiến anh/cô ấy trở nên khác biệt. Rốt cuộc, bạn đã yêu người này một phần vì những thói quen này. Ngoài ra, bạn nên tập trung vào cuộc sống bạn bè, công việc để tránh tập trung quá nhiều vào nửa kia, khiến bạn thấy khó chịu hơn.

Quên những ngày kỷ niệm quan trọng

Đây là vấn đề không chỉ xuất hiện ở các cặp vợ chồng mà ngay cả những cặp đôi yêu nhau cũng không ngoại lệ. Việc nửa kia quên mất những ngày kỷ niệm hay ngày lễ sẽ khiến bạn cảm thấy buồn và cảm thấy không được coi trọng. Có nhiều lý do khiến người ta không nhớ được những ngày như vậy: Có thể là do công việc căng thẳng và quá tải, do đãng trí, cũng có thể đôi khi người ta chẳng mấy bận tâm tới những ngày như vậy vì họ chỉ quan tâm tới mối quan hệ của cả hai chứ không phải một ngày nào đó.

Giải pháp: Nhắc nhở đối tác của bạn về những ngày hay sự kiện quan trọng trong cuộc sống của gia đình bạn. Nó sẽ giúp bạn tránh sự thất vọng và đối tác của bạn sẽ không cảm thấy xấu hổ vì sự đãng trí của họ.

Bạn đang buồn chán

Năm đầu tiên của hôn nhân không phải lúc nào cũng ngọt ngào như tuần trăng mật. Sớm hay muộn thì những điều ngọt ngào và bất ngờ sẽ không còn nữa, thay vào đó là sự nhàm chán và thất vọng. Sự thất vọng này có thể xuất phát từ sự kỳ vọng của cả hai người đối với nửa kia cũng như thiếu kinh nghiệm sống.

Giải pháp: Các cặp vợ chồng nên thay đổi cách để biến cuộc sống hôn nhân trở nên lãng mạn hơn. Có thể đổi gió bằng cách đi ru lịch hoặc cặm trại, đi xem phim hay cà phê để hâm nóng tình cảm.

Bạn khó chịu vì phải ở bên nhau suốt ngày

Có ý kiến cho rằng vợ chồng nên dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi bên nhau vì nó củng cố mối quan hệ và góp phần hình thành những thói quen chung. Tuy nhiên, một số cặp vợ chồng bắt đầu mâu thuẫn và cãi vã nhiều hơn khi chung sống theo cách này sau một thời gian ngắn.

Giải pháp: Cả hai đối tác nên có những sở thích của riêng mình, tất nhiên là sở thích đó không nên là ‘sở ghét’ của nửa kia. Không có gì xấu nếu bạn dành cuối tuần chỉ cho bản thân – nó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ của hai bạn.

Hai người có giờ giấc sinh hoạt khác nhau

Điều gì xảy ra nếu bạn và nửa kia khác nhau về nhịp sinh học – một người là ‘con ong chăm chỉ’, nửa kia là ‘cú đêm’? Sự kết hợp này có thể gây ra một số bất tiện, và thậm chí có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của một trong hai người.

Giải pháp: Nhịp điệu sinh học khác nhau sẽ không làm xáo trộn một cuộc hôn nhân hạnh phúc miễn là cả hai có thể tìm cách thỏa hiệp. Ví dụ, khi nửa kia đang ngủ, bạn có thể làm những việc khác mà không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của nửa kia.

Không chia đều việc nhà

Mặc dù sống ở thế kỷ 21, nhưng những định kiến việc quán xuyến việc gia đình vẫn còn rất cổ hủ - đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Việc phân chia việc nhà không công bằng trong gia đình sẽ khiến nửa kia cảm thấy khó chịu vì cảm giác không được coi trọng.

Giải pháp: Thảo luận về cách phân chia việc nhà trước khi kết hôn. Sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc tự động để cả hai không phải than phiền về sự chậm trễ của nửa kia về các khoản chi trong gia đình.

Cả hai bắt đầu xung đột về những chuyện vặt vãnh

Thông thường khủng hoảng xảy ra trong mọi cuộc hôn nhân khi sự bất mãn của một trong hai lên đến đỉnh điểm. Một ngày nọ bạn thức dậy và phát hiện một nửa tốt bụng, hiền lành của bạn đã biến thành một người giận dữ và hay cáu gắt ngay cả với những chuyện vặt vãnh, còn ngôi nhà nhanh chóng biến thành chiến trường.

Giải pháp: Đừng cố gắng thay đổi đối tác của bạn; những nỗ lực như vậy chỉ dẫn đến phẫn nộ. Thay vào đó, hãy học cách lắng nghe ý kiến của họ. Thật không may, những người gần gũi với nhau có thể làm tổn thương nhau nhiều hơn vì họ biết điểm yếu của đối phương. Đó là lý do tại sao sự kiên nhẫn và tôn trọng cảm xúc của bạn đời luôn là cách giúp cuộc sống hôn nhân thoát khỏi khủng hoảng.

Nửa kia quan tâm tới người khác

Nửa kia của bạn đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm tới người khác? Đôi khi việc làm này sẽ dẫn đến những xung đột lớn, hoặc có thể đối phương chẳng mảy may để ý. Phụ nữ cho rằng việc hành xử như vậy chứng tỏ người chồng không tôn trọng cảm xúc của mình, đàn ông thì cho rằng đó là một hành động bình thường, không hề ảnh hưởng tới việc lừa dối hay thiếu tôn trọng vợ, những người xung quanh thì cho rằng đấy là hành động châm ngòi cho khủng hoảng lớn trong mối quan hệ gia đình.

Giải pháp: Đừng giữ im lặng và hãy thẳng thắn chia sẻ cảm xúc của bạn về hành động của đối phương, bạn không vui hay không hài lòng về việc làm đó, hãy dừng lại. Có lẽ anh ấy thực sự không có ý nghĩ gì xấu, và lý do nằm ở sự lo lắng và nghi ngờ của chính bạn.