Lỗ thủng ôzôn ngày càng nhỏ hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng năm 2015 so với năm 2000, lỗ thủng tầng ôzôn đã thu hẹp khoảng 4 triệu km2 và điều này vẫn đang biếp diễn. Trong Nghị định thư Montreal, một hiệp ước đã loại bỏ việc sản xuất nhiều hợp chất nhân tạo chịu trách nhiệm hủy diệt tầng bình lưu. Đây được coi là thỏa thuận môi trường quốc tế quan trọng và thành công nhất. Các nhà khoa học cho rằng tầng ôzôn đã được phục hồi dần và bây giờ họ đã có bằng chứng cho việc này.
−129 ° F là nhiệt độ thấp nhất đo được trên Trái đất
−129 ° F là nhiệt độ thấp nhất đo được trên Trái đất, đó là ngày 23/7/1983 lạnh lẽo ở Ga Vostok - Nam Cực.
Mùa xuân "di chuyển" với tốc độ 2 dặm một giờ
Các nhà khoa học đã chứng minh điều này qua quá trình nghiên cứu và theo dõi tốc độ ra hoa của các loài thực vật khác nhau tại các vùng lãnh thổ khác nhau.
Tian Shan là nơi duy nhất trên núi nơi huyết áp của bạn không tăng
Tăng huyết áp là hiện tượng hết sức bình thường của những người leo núi, nhưng có một nơi trên Trái đất không xảy ra điều này đó là Tian Shan (Thiên Sơn, Trung Quốc). Một thiên đường dành cho người bị huyết áp cao. Một cuộc theo dõi sức khỏe cho thấy, những người dân sống ở khu vực này có huyết áp ổn định hơn nhiều so với dân cư ở các vùng khác.
Đất trên đảo Kimolos có xà bông lỏng
Kimolos là một hòn đảo của Hy Lạp có diện tích khoảng 20,6 dặm. Hòn đảo này có những điểm rất thú vị. Khi trời mưa, hòn đảo được phủ bọt xà phòng, Đất ở hòn đảo này chưa xà phòng đất sét - một loại xà phòng tự nhiên có tác dụng như xà phòng thông thường.
Mảng kiến tạo ngăn cản Trái đất trở nên quá nóng
Sự thay đổi bề mặt Trái Đất qua 3.3 tỉ năm
Trong hệ mặt trời, Trái Đất là hành tinh duy nhất có lớp vỏ được tạo thành từ nhiều mảnh khác nhau - gọi là kiến tạo mảng. 7 mảng này di chuyển theo các hướng khác nhau với tốc độ khoảng vài cm/năm. Sự di chuyển này khiến bề mặt Trái Đất được thay đổi liên tục qua hàng tỉ năm. Ngoài ra, sự di chuyển này tạo ra sự lưu thông cacbon trong lòng Trái Đất, ngăn cho hành tinh không trở nên quá nóng. Các-bon là một trong những thành phần quan trọng nhất làm cho sự sống trên Trái đất được duy trì.
Dòng sông ngầm bên dưới dòng sông Amazon
Hamza là một con sông không chính thức chảy song song với sông Amazon khoảng 13.000 ft dưới lòng đất. Nó có chiều dài 3.700 dặm và rộng 248 dặm. Hamza chảy với tốc độ rất thấp, chỉ khoảng vài feet mỗi năm chậm hơn so với các sông băng. Hamza đổ ra Đại Tây Dương, sâu dưới bề mặt.
Siêu lục địa Pangea đang trở lại
Khoảng 300 triệu năm trước, gần như toàn bộ vùng đất của Trái Đất là một siêu lục địa duy nhất của Pangea . Trong thời kỳ kỷ Jura, Pangea chia thành 2 lục địa và mỗi lục địa bị chia cắt sau đó. Gondwana (bây giờ là châu Phi, Nam Mỹ, Nam Cực, Ấn Độ và Úc) lần đầu tiên tách khỏi Laurasia (Âu Á và Bắc Mỹ). Sau đó, khoảng 150 triệu năm trước, Gondwana đã tách ra.
Ấn Độ được tách từ Nam Cực, châu Phi và Nam Mỹ rạn nứt, theo một bài báo trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý (1970.) Khoảng 60 triệu năm trước, Bắc Mỹ tách khỏi Âu Á. Theo các nhà khoa học, trong 250 triệu năm, các lục địa sẽ hợp nhất thành một siêu lục địa mới - New Pangea.
Nam Cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng trong 25 năm
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Nam Cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng trong 25 năm. Chỉ trong năm 2017, tảng băng Larsen S bị vỡ từ Nam Cực. Nó nặng hơn 1 nghìn tỷ tấn và bằng một nửa kích thước của Jamaica.
Một cái bóng lớn che phủ trái đất có thể được nhìn thấy lần nữa vào năm 2034
Himawari 8, một vệ tinh thời tiết Nhật Bản đã thu lại một hiện tượng độc đáo vào năm 2016. Thời điểm đó đang là ban ngày, và sau đó, toàn bộ hành tinh được bao phủ bởi một cái bóng khổng lồ. Đoạn video được quay vào ngày 09 tháng 3 trong Nhật thực từ khoảng 21.000 dặm từ Trái đất. Lần sau bạn có thể thấy hiện tượng bất thường này là vào mùa xuân năm 2034.
Sẽ thế nào nếu thế giới không có nước
Nhà thiết kế đồ họa Joel Krebs cho chúng ta thấy một thế giới được biến đổi bởi hạn hán với những địa điểm ở trên toàn cầu. Bức tranh này diễn tả điều sẽ xảy ra ở thành phố Rio De Janero, Brazil nếu hạn hán lan đến đây.