1. Không để ý đến cảm xúc đối phương. Những câu nói như "Ồ, thật vô nghĩa!", "Đừng quá buồn về công việc" hay "Cậu định lo lắng về điều đó đến bao giờ?"... không thể giúp ích hoặc trấn an người khác. Ngược lại, chúng thể hiện rằng bạn đang ngó lơ cảm xúc của đối phương. Mọi người sẽ không chia sẻ vấn đề cá nhân khi người nghe không quan tâm đến họ. Thay vì xử lý như vậy, bạn hãy cố gắng hiểu điều gì ảnh hưởng đến tâm trạng của họ.
2. Thờ ơ. Trong chuyện tình cảm, nếu một trong hai người mất đi hứng thú với các hành động của đối phương có nghĩa mối quan hệ đang trên đà tan vỡ. Bạn không nên buông những câu nói thờ ơ. Ngược lại, bạn cần lắng nghe bản thân và chia sẻ cảm xúc của mình.
3. So sánh. Không bao giờ được so sánh bạn đời với người khác nếu sự so sánh biến họ thành người yếu thế. Thay vì lấy ai đó làm ví dụ, bạn nên tập trung vào những điểm tích cực người kia đem đến cho bạn.
4. Khái quát hóa. Bạn cần tránh sử dụng những cụm từ khái quát hóa như luôn luôn, không bao giờ, liên tục… để đổ lỗi cho người khác về những vấn đề quá khứ, hiện tại và tương lai. Tập trung vào hiện tại, cùng nhau tìm giải pháp thay vì đổ lỗi và buộc tội. Chia sẻ cảm xúc bản thân sẽ giúp người khác hiểu cũng như lắng nghe bạn.
5. Ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người khác. Mọi người đều có tự trọng và những lời hạ thấp sẽ làm tổn thương người khác. Nếu bạn nói những câu như "Cậu nghĩ cậu là đàn ông à?", "Ai mà cần cậu chứ!" hoặc "Chẳng ai muốn ở cạnh em ngoài anh đâu"... thì sớm muộn gì đối phương cũng sẽ ra đi để đến với người yêu thương và đánh giá cao họ.
6. Đe dọa chia rẽ. Nếu bạn không quyết tâm chia tay hay ly dị thì đừng bao giờ nói những câu kiểu như "Tôi muốn ly hôn", "Tôi chỉ mong thoát khỏi anh", "Tôi sẽ về nhà mẹ đẻ". Bởi đó có thể là mục đích đối phương muốn đạt được. Nguy hiểm hơn, kiểu giao tiếp như vậy có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
7. Bày tỏ hối tiếc. Rất ít câu có tính sát thương mạnh như "Chúng ta chẳng bao giờ gặp nhau thì tốt hơn". Kiểu nói này có nghĩa là mọi điều tồi tệ giữa hai người đều do đối phương mà ra. Đừng nói những lời như vậy, bởi bạn cũng có phần trách nhiệm với mối quan hệ của mình.
8. Tạo áp lực và cảm giác tội lỗi cho người khác. "Tất cả là lỗi của anh", "Vì cô mà chúng ta cãi nhau liên tục", "Chúng ta sẽ không muộn giờ nếu không vì anh"... là những câu nói buộc tội và tạo áp lực cho người khác. Kiểu nói này chỉ nhằm chỉ trích thay vì giải quyết vấn đề.
9. Làm giảm giá trị của người khác. Những kiểu nói gồm "Tôi có thể sống mà không có cô", "Tôi ở với anh chỉ vì thương hại và lợi ích của bọn trẻ" hoặc "Tôi sẽ lo liệu mà không cần anh" có thể sẽ phá hỏng mọi chuyện. Bạn cần hiểu tình yêu hay các mối quan hệ có giá trị rất lớn và những xung đột rồi sẽ qua.
10. Kiểu nói 'Không phải việc của cậu!'. Nếu bạn nói với người khác rằng "Không phải việc của em", "Quan tâm đến việc của anh ấy" hoặc "Tôi chẳng cần phải báo cáo cho cậu" thì người đó sẽ nghĩ bạn không tôn trọng họ. Bên cạnh đó, người nghe sẽ cân nhắc chuyện chia sẻ với bạn. Kết quả là chính bạn đang phá hoại sự gắn kết giữa hai người.
11. Từ ngữ (hoặc hành động) có ý không muốn giao tiếp. Im lặng và không muốn giao tiếp thực sự nguy hiểm với các mối quan hệ. Kết quả dẫn đến sự bất đồng và không thể tìm được cách giải quyết vấn đề. Nói chuyện là điều nên làm dù bạn khó chịu hay bực tức đến đâu. Điều đó tạo cơ hội để lắng nghe nhau.