12 biểu tượng cảm xúc chúng ta đã dùng sai cách bấy lâu nay mà không biết

Biểu tượng cảm xúc hay emoji đã trở nên quá quen thuộc với con người thời đại mạng xã hội. Tuy nhiên khá nhiều trong số đó lâu nay đã bị chúng ta hiểu sai ý nghĩa và dùng không đúng mục đích ban đầu

Mọi người thường sử dụng các biểu tượng cảm xúc với nhiều mục đích khác nhau và mong muốn gắn kết với người khác bằng những icon này: Một mặt, chúng ta sử dụng để thể hiện cảm xúc mà không cần biểu đạt bằng ngôn ngữ, nhưng đôi khi người nhận được những icon này lại không hiểu hay không thể nắm bắt được ý nghĩa thông điệp cảm xúc mà chúng ta đang truyền tải. Điều rõ ràng duy nhất chính là những biểu tượng nhỏ bé độc đáo này đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng tôi tin rằng các biểu tượng cảm xúc là một phần không thể thiếu của văn hóa mạng, và việc tìm hiểu ý nghĩa của chúng một cách chính xác sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn mà không cần phải diễn đạt thành lời. Chính vì vậy chúng tôi đã tìm kiếm và tổng hợp ý nghĩa của các biểu tượng cảm xúc gây tranh cãi nhất hiện nay để các bạn tham khảo.

Nhiều người lầm tưởng rằng biểu tượng cảm xúc này tượng trưng cho lời cầu nguyện. Trên thực tế, icon này là hành động cầu xin sự tha thứ trong văn hóa của Nhật. Hơn nữa, người Mỹ lại sử dụng chúng để thể hiện hành động ‘high-five’.

Thoạt nhìn, bạn có lẽ sẽ nghĩ biểu tượng cảm xúc này có nghĩa là một nụ hôn. Nhưng icon này có nghĩa là huýt sáo. Thật dễ dàng để kết hợp nó với cùng trái tim bên cạnh biến thành biểu tượng tượng trưng cho một nụ hôn thực sự.

Đó không phải là một dải ruy băng màu hồng đơn giản, mà là biểu tượng kêu gọi chống ung thư. Tuy nhiên, biểu tượng quen thuộc này lại được nhiều người sử dụng với mục đich khác. Mọi người thường sử dụng biểu tượng cảm xúc này như một biểu tượng của các sự kiện vui vẻ, hạnh phúc.

Biểu tượng cảm xúc này không chỉ tượng trưng cho mong muốn hướng sự chú ý của người đọc đến những điều được viết bên dưới, mà còn tượng trưng cho việc nhiệt độ hạ thấp hoặc cảm thấy tinh thần đi xuống.

Nắm tay phải là dấu hiệu của sự tôn trọng và được chúc mừng.

Ở các nước phương Đông, mọi người biết đây là biểu tượng ám chỉ một loại khoai lang. Nhưng các nước châu Âu hay Mỹ lại cho rằng icon này nói về một loại củ rền.

Biểu tượng này tượng trưng cho một món ăn Nhật Bản gọi là kamaboko - một chiếc bánh cá với một vòng xoáy màu hồng. Nó cũng có thể tượng trưng cho dấu @ trong e-mail.

Biểu tượng cảm xúc này xuất phát từ các tác phẩm truyện tranh có nghĩa là Bam Bam! Khi được sử dụng trong các cuộc trò chuyện, điều đó có nghĩa là đối phương đã mất bình tĩnh hoặc rất khó chịu.

Chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng biểu tượng này có nghĩa là lệnh cấm. Tuy nhiên, ngoài điều đó, biểu tượng cảm xúc này cũng có thể tượng trưng cho một nụ hôn trong một cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh.

Biểu tượng cảm xúc này đại diện cho mặt nạ 'Tengu' - một con quỷ trong thần thoại Nhật Bản. 'Trở thành Tengu' thể hiện sự kiêu ngạo và tự mãn, và đó là một cách để gợi ý cho đối phương rằng họ đang trở nên kiêu ngạo, và khuyên họ hãy tiết chế lại.

Thoạt nhìn, icon này có vẻ như biểu tượng cảm xúc này tượng trưng cho điều gì đó không tốt. Tuy nhiên, trên thực tế nó có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Nó đại diện cho một loại yêu tinh Nhật Bản tên là Namahage, giúp xua đuổi tà ma.

Chữ viết tắt NG trên biểu tượng cảm xúc ở trên đã được diễn giải theo nhiều cách khác nhau: Không gái, không trai, thậm chí còn được gán cho họ Nguyễn (họ phổ biến nhất Việt Nam. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là không tốt (Not Good). Ở các nước châu Á, muốn nói điều gì không tốt người ta thường sử dụng icon này.

Có biểu tượng nào khác mà bạn vẫn chưa rõ cách dùng không? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!