12 thói quen "lành mạnh" có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn

Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ bù…tất cả những thói quen này nghe thì có vẻ rất tốt cho cơ thể, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Bất kỳ thói quen nào của bạn cũng có thể ‘phản tác dụng’ nếu bạn không thực sự biết điều gì phù hợp với mình.

Dưới đây là một số thói quen lành mạnh nhưng có thể phản tác dụng với cơ thể và sức khỏe của bạn, hãy đọc và chú ý hơn đến sức khỏe bản thân nhé!

Đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn

Theo Mayo Clinic, nếu bạn vừa ăn những món có chứa axit, thì bạn nên tránh đánh răng trong ít nhất 30 phút. Thực phẩm có chứa axit citric, như cam, bưởi và chanh… có thể làm suy yếu men răng. Đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm hỏng men răng của bạn.

Nhưng một lời khuyên không bao giờ bạn nên bỏ qua đó là đánh răng hai lần một ngày, đặc biệt là buổi tối.

Các loại thực phẩm có gắn mác “lành mạnh”

Những thông tin trên các nhãn thực phẩm tại các siêu thị, như là “nguồn gốc tự nhiên”, “ít đường”, “lành mạnh” có thể là chiêu trò để kích thích người dùng mua hàng. Các yếu tố quan trọng nhất khi mua thực phẩm chính là thành phần của chúng, không phải là những khẩu hiệu hùng hồn khiến bạn tin ‘sái cổ’. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm, hãy tập trung vào thành phần trước khi lướt qua slogan của trên nhãn mác sản phẩm.

Chỉ tập trung vào tập cardio

Để có một cơ thể khỏe mạnh và thân hình cân đối, việc phối hợp giữa các bài tập quan trọng hơn nhiều so với một bài tập cardio riêng lẻ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ bê tập cardio sau một thời gian luyện tập, để tập trung vào việc tăng khối lượng cơ bắp, giảm khối lượng mỡ và tăng sức mạnh.

Ngủ thêm vào cuối tuần

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa, ngủ thêm vài giờ vào cuối tuần là thói quen không tốt, và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe về lâu dài. Vì vậy, thay vì ngủ bù cho những buổi thiếu ngủ của các ngày trong tuần, hãy cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Suy nghĩ có ý thức về sức khỏe = hạn chế giao tiếp xã hội

Ăn uống lành mạnh tức là cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, và không dung nạp quá nhiều chất béo, đường, muối và rượu. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tránh đi chơi với bạn bè và gia đình. Rất nhiều người có thói quen tự cách ly khỏi xã hội để kiên trì hơn với thói quen ăn uống lành mạnh của mình.

Để tránh đi theo lối mòn này, bạn có thể lập kế hoạch và lập biểu đồ ăn kiêng để vẫn có thể duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, vừa có thể gìn giữ các mối quan hệ thân thiết.

Bỏ bữa trưa

Rất nhiều người có thói quen bỏ bữa trưa, đặc biệt là khi muốn giảm cân hoặc cắt giảm lượng calo, nhưng chiến lược đó hiếm khi mang lại hiệu quả. Theo Mạng thông tin kiểm soát cân nặng, những người có xu hướng bỏ bữa ăn thường xuyên tăng cân nhiều hơn những người ăn đủ ba bữa mỗi ngày. Bỏ bữa trưa có thể làm tăng sự thèm ăn, khiến bạn ăn quá nhiều hoặc chọn thực phẩm thiếu lành mạnh vào bữa tiếp theo.

Uống protein shake (lắc protein) sau khi tập thể thao

Sự thật là uống protein sau khi tập luyện có thể giúp làm tăng cơ bắp và giảm đau nhức, nhưng nếu bạn tập thể dục sau khi làm việc hoặc vào ban đêm, thì hãy uống protein shake thay cho bữa tối, tránh trường hợp thừa chất. Ngoài ra, một số bài tập cường độ thấp hơn có thể không cần bổ sung protein. Trừ khi bạn là một vận động viên thể hình chuyên nghiệp, nếu không việc lạm dụng protein có thể gây hại cho cơ thể bạn.

Kiểm tra cân nặng mỗi ngày

Nếu bạn đang trong giai đoạn ăn kiêng và có thói quen nhảy lên cân mỗi ngày, bạn có thể sẽ cảm thấy thất vọng vì không thấy cân nặng có chút chuyển biến tích cực nào. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy bản thân cần phải cắt giảm bữa ăn của mình, và thậm chí bỏ bữa luôn. Thói quen này hoàn toàn khiến bạn cảm thấy bị ám ảnh bởi cân nặng của bản thân, chính vì vậy hãy ngừng kiểm tra cân nặng mỗi ngày để thấy sự khác biệt.

Ngoài ra còn có một mẹo để bạn cảm thấy hài lòng hơn với bản thân và bữa ăn của mình: ăn chậm lại. Bộ não của chúng ta mất thời gian để nhận được thông điệp ‘no bụng’ từ dạ dày. Nếu bạn nhai quá nhanh, bạn sẽ không cảm thấy no cho đến khi bạn đột nhiên nhận ra mình đã ăn quá nhiều. Hãy cố gắng hoàn thiện bữa ăn trong tối thiểu 20 phút, và bạn sẽ cảm thấy cần ít thức ăn hơn để no bụng.

Ăn táo gọt vỏ

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA , một quả táo chưa gọt vỏ (đường kính khoảng 7cm) có gần gấp đôi chất xơ, nhiều hơn 25% kali và nhiều hơn 40% vitamin A so với táo đã gọt vỏ. Gần 100% quercetin (một chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tim mạch) của táo nằm trong vỏ. Vì vậy, lần tới hãy rửa sạch táo và ăn cả vỏ thay vì gọt sạch nhé!

Nước có ga giảm cân

Soda giảm béo có vẻ giống như một sự lựa chọn có ý thức về sức khỏe nhưng sự thật thì ngược lại. Chất tạo ngọt nhân tạo còn ngọt hơn đường tự nhiên, sử dụng chúng lâu ngày khiến vị giác không còn cảm nhận được vị ngọt tự nhiên trong trái cây nữa. Ngoài ra, chúng có thể dẫn đến tăng cân thay vì giảm cân.

Tránh ánh năng mặt trời

Tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời khiến da bị cháy, song không tiếp xúc cũng có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng và chứng thiếu vitamin D. Theo các nhà khoa học Thụy Điển, phụ nữ tiếp xúc thường xuyên ánh nắng mặt trời có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, tắc nghẽn phổi mạn tính thấp hơn những ai hiếm khi ra ngoài.

Dùng lo vi sóng

Không gì phủ nhận được sự tiện lợi của lò vi sóng. Nhưng nấu thức ăn bằng thiết bị này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, khiến chúng kém tươi ngon và dễ sản sinh độc đố.