Sau một ngày mệt nhoài vì công việc, Nam đặt lưng xuống ghế sofa ngủ, trong phòng vợ và con trai đang ngủ say. Thực ra, 2 vợ chồng Nam ngủ riêng được 1 tuần, sau khi cãi nhau liên tục suốt 1 tháng qua. Nguyên nhân được cho là “năm nay ăn Tết ở đâu”. Nam đề nghị năm nay qua nhà nội, nhưng vợ lại đòi về nhà ngoại.
Vì vấn đề này mà 2 vợ chồng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, bất đắc dĩ cả 2 quyết định ngủ riêng.
Nam cho rằng, họ đã kết hôn rồi, vợ nên ăn Tết ở nhà nội mới hợp tình hợp lý. Hơn nữa, nhà nội lại ở thành phố, quê ngoại lại ở quá xa, con thì còn bé không tiện đi lại. Vợ anh lúc đó không nói gì, anh tưởng rằng vợ đồng nghĩ nhưng hôm sau bất ngờ cô nói: “Tôi đã nói với bố mẹ mình là năm nay sẽ về quê ăn Tết”. Lý do vợ anh đưa ra là nhà rộng, người đông, Tết sum họp vui vẻ và lâu rồi cả nhà chưa về quê ngoại. Anh tức giận đùng đùng, dùng hết mọi lý lẽ của mình thuyết phục vợ nhưng cô vẫn im lặng.
Lúc đầu, anh tưởng rằng còn lâu mới Tết nên thong thả thuyết phục vợ dần dần, nhưng không ngờ lần nào cô cũng kiên quyết giữ ý định của mình. Sau đó, anh đưa ra đề xuất là đưa mỗi con trai về quê ngoại, còn 2 vợ chồng sẽ sang nhà nội. Điều này càng khiến cho cuộc tranh cãi diễn ra dữ dội hơn nữa. Sau đó, anh nói thẳng: “Tôi là con một, tôi phải đón Tết với bố mẹ”.
Vợ tức tối đáp lại: “Nếu không nhờ bố mẹ tôi, chúng ta có thể sống trong một ngôi nhà lớn như thế này không. Lúc mua nhà, bố mẹ anh cho được đồng nào không”. Sau đó, cô ném chăn bông lên sofa rồi nói tiếp: “Năm nay anh muốn sum vầy với bố mẹ ư, vậy anh có thể ngủ ở đâu cũng được hết”.
Từ hôm ngủ riêng, 2 vợ chồng cũng chiến tranh lạnh. Cô sẽ hạ quyết tâm, trừ phi chồng cùng về ăn Tết cùng mình, nếu không anh ta sẽ ngủ ngoài ghế sofa mãi mãi. Thái độ của anh cũng rất kiên định, không muốn nhượng bộ.
Sau 1 tuần ngủ riêng, suy nghĩ của anh cũng thay đổi phần nào. Vào một đêm, anh đột nhiên nghĩ: “Dẫu sao bố mẹ mình cũng ở gần, không cần dịp Tết mới về thăm”. Thế nhưng, khi gọi điện cho bố mẹ, bị gia đình tác động ra vào, suy nghĩ của anh lại quay về như trước. “Là con một trong gia đình, nếu không ăn Tết cùng bố mẹ, mặt mũi của họ để ở đâu nếu họ hàng hỏi han. Đây là chuyện lớn trong gia đình, mình là trụ cột kinh tế cơ mà”.
Trên thực tế, cô cũng cân nhắc vấn đề này. Ý định ban đầu của cô là muốn gia đình mình cùng bố mẹ chồng về quê ngoại ăn Tết, tiện thể làm một chuyến du lịch đầu năm. Cô cũng cảm thấy xót khi để chồng ngủ trên ghế sofa nhưng lại không muốn nhượng bộ. Sau nhiều năm đón Tết ở nhà chồng, cô cũng muốn đoàn tụ với bố mẹ mình vào dịp năm mới này.
Trên thực tế, bố mẹ vợ và chồng của Liu Hongxing cũng hy vọng hai gia đình có thể cùng nhau trải qua một lễ hội mùa xuân đoàn tụ, nhưng cả hai đều hy vọng sẽ cùng nhau đón năm mới.
Cha mẹ anh tin rằng, ngoài các yếu tố như môi trường, phong tục ở nông thôn và thành phố khác nhau, phận là con dâu vẫn nên đón năm mới ở nhà chồng. Đây là truyền thống từ bao đời nay. Họ cũng biết con trai và con đâu đang cãi vã vì vấn đề này gần đây, ai cũng đều muốn đoàn tụ với gia đình mình, nhưng cần phải xem xét điều kiện thực tế.
Ngay cả khi bố mẹ anh miễn cưỡng đồng ý, anh cũng không chấp nhận điều này. Anh còn nói rằng, tốt nhất là nên để bố mẹ vợ lên thành phố đón Tết thì tốt hơn. Anh từ nhỏ đã quen với cuộc sống thành phố tấp nập người qua lại, vào ngày Tết nơi này càng đông vui hơn.
Thế nhưng, vợ anh cũng là con một, cũng mong một lần về quê đoàn tụ với bố mẹ ngày Tết. Cô nhớ da diết cái cảnh mọi người cùng nhau quây quần làm bánh, thăm nhà họ hàng, ngồi trên ghế đẩu uống trà, cắn hạt dưa, cùng nhau xem tivi vào buổi tối…
Vì cả 2 vợ chồng không ai nhường ai nên đều không đồng ý với việc đưa bố mẹ mình về bên nhà thông gia ăn Tết. Nguyên nhân được ngầm hiểu rằng, thói quen sinh hoạt của 2 bên gia đình rất khác nhau. Trong khi bố mẹ cô quá tiết kiệm, bố mẹ anh lại hào phóng xuề xòa, nhất là trong việc ăn uống.
Anh còn nói thẳng chê bai nhà vợ mình: “Nhà em là nhà gạch, gà chó chạy lung tung, không có máy lạnh, giường thì cứng, trời mưa bùn đất bê bết”.
Mặc dù không khí ở nông thôn khá tốt, nhưng anh cho rằng bố mẹ mình không thể thích nghi được. “Ở quê quá nhiều họ hàng, họ không thể nào suốt ngày đi sang nhà khác chào hỏi được. Xoong chảo ở đây nấu xong thậm chí còn không dùng xà phòng. Làm sao có thể chịu được những điều như thế trong mấy ngày Tết”.
Cô cũng cãi lý lại với chồng mình, bố mẹ cô đã quen với cuộc sống ở quê, giờ lên thành phố đón Tết chẳng khác nào tự giam mình trong 4 bức tường ở nhà.
Cuối cùng, họ thống nhất với nhau rằng, bố mẹ ai thì người đó về nhà nấy, năm này không đoàn tụ ăn Tết chung. Cô sẽ bế con về nhà ngoại, còn anh về với bố mẹ mình ở thành phố.