“Có nên cưới chồng nghèo?” Đối với câu hỏi này, có lẽ câu trả lời của hầu hết mọi người là “không”. Có lẽ mọi người lo sợ rằng, nếu sau khi kết hôn mà gặp khó khăn về tài chính, có lẽ phụ nữ sẽ chịu rất nhiều vất vả.
Vài ngày trước, một người bạn của tôi thời đại học đột nhiên nhắn tin như vậy. Rõ ràng, dưới sự thuyết phục của bố mẹ, cô bắt đầu xem xét lại mối quan hệ của mình với bạn trai.
Thông qua sự giới thiệu của một người bạn, cô gặp bạn trai hiện tại, hai người định đính hôn sau khi yêu nhau được 1 năm nhưng lại bị gia đình cô phản đối kịch liệt.
Bố mẹ cô không mấy lạc quan về mối quan hệ này, không phải vì họ không thích bạn trai của con gái mình, mà họ lo lắng về điều kiện gia đình nhà trai quá nghèo, công việc của anh ta lại không ổn định. Bố mẹ cô sợ con gái mình sau khi cưới sẽ sống chật vật, khổ sở.
Tất nhiên, cô vì quá yêu người đàn ông này mà không nghe theo lời khuyên nhủ của bố mẹ, nhất quyết cưới cho bằng được, thậm chí còn cãi nhau nhiều lần. Thế rồi, qua vài lần có việc liên quan tới tiền, cô mới nhận ra đồng tiền quan trọng đến nhường nào. Bạn trai cho cô tình yêu, nhưng không mang đến cho cô cảm giác an toàn. Vì tiền mà hai người nhiều lần cãi nhau rất lớn, sau đó cô nghĩ đến những lời của bố mẹ. Cô trở về nhà, gặp bố mẹ và được khuyên nhủ lần nữa. Lúc này, cô nhận ra, tình yêu mù quáng của bản thân có thể đẩy chính mình sống khổ cực sau này. Sau đó, cô nhất quyết chia tay bạn trai.
Bẵng đi vài năm, cô không nghiêm túc với bất kỳ ai nữa, cô vẫn mải mê chọn lựa người bạn đời phù hợp với mình. Sau khi tốt nghiệp cao học, nhờ sự giúp đỡ của người thân và bạn bè, cô tìm được một công việc với mức lương khá tốt.
Lúc này, cô đã 30 tuổi, ở độ tuổi này nếu chưa lập gia đình có lẽ thuộc dạng “ế”. Thế nhưng cô vẫn lựa chọn cho mình cuộc sống độc thân. Bố mẹ cô là người cởi mở, không bận tâm đến việc con gái lớn mà chưa lấy chồng, họ cho cô quyền tự do lựa chọn đối tượng kết hôn.
Cô bắt đầu làm quen với nhiều người đàn ông khác nhau qua các ứng dụng hẹn hò. Qua đó, cô có quen được một người tên A. A tự giới thiệu mình là một người rất rộng lượng, làm nhà nước. Nói chuyện được vài ngày, hai người gặp nhau bên ngoài. A gặp cô ở một quán trà sữa nhỏ, giá bình dân. Mặc dù so với trong ảnh ngoài đời A khác rất nhiều, nói khá nhiều và biết cách tìm chủ đề nói chuyện.
Ấn tượng đầu tiên không tệ nên cô quyết định duy trì thêm mối quan hệ này. Dù biết rằng tình yêu giữa người lớn rất thực tế và vật chất. Sau một thời gian thân thiết và hiểu nhau nhiều hơn, A biết rõ cô đã có nhà riêng, không cần trả nợ thế chấp, anh bắt đầu bày tỏ ý định sống chung.
Khi nghe tới điều này, cô cảm thấy chán nản vô cùng. Cô ngạc nhiên khi nghe anh chia sẻ ý định nếu cả hai kết hôn, cô nên bán căn nhà hiện tại, sau đó vay mượn tiền để mua căn lớn hơn. Mục đích của việc này là A muốn cô chia sẻ áp lực kinh tế, giúp anh ta có cuộc sống tốt hơn. Anh thậm chí còn đưa ra ý định sống thử để tăng tình cảm giữa hai người, đồng thời tiết kiệm một khoản chi phí nào đó.
Cô nói thẳng với A rằng anh nên bỏ ngay cái ý tưởng này, cố gắng làm việc chăm chỉ kiếm nhiều tiền hơn để thay đổi cuộc sống.
Sau đó, cô biết được điều kiện gia đình A cũng không tốt lắm, gia đình anh sống ở quê trong một căn nhà cũ chưa được sửa sang lại, mẹ anh không có việc làm, bố chỉ là công nhân bình thường.
Cả hai quá chênh lệch về trình độ, thu nhập, hoàn cảnh gia đình nên cô vẫn quyết định từ bỏ người đàn ông này. Cô cho rằng, điều kiện gia đình ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, nếu cưới người này chắc chắn cô sẽ vất vả.
Khi con người ngày càng quen với nhịp sống gấp gáp, chấp nhận cưới nhanh ly hôn vội, những cuộc hẹn hò chớp nhoáng ngày càng được nhiều nam nữ độc thân lựa chọn. Rất nhiều người như cô, mặc dù tuổi ngày càng cao nhưng lại kiên quyết nói không với những cuộc hôn nhân tạm bợ. Họ không sợ muộn chồng, họ chỉ sợ không có tiền mà thôi.