4 “bài học yêu” từ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Sau Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, thủ đô của chúng ta sẽ được nhìn ngắm dưới góc độ mới mẻ hơn, sâu sắc và cũng tự hào hơn.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024 được ví như “đại tiệc” sáng tạo thú vị, đa sắc màu thể hiện sự tài hoa của nhiều thế hệ nhân dân Thủ đô. Các hoạt động được tổ chức là cuộc đối thoại giữa công trình hiện hữu, gắn những ý tưởng sáng tạo vào những ký ức của cộng đồng, nhằm phát huy các giá trị của văn hóa trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo.

Đông đảo người dân du khách trải nghiệm Lễ hội Thiết kế Sáng tạo

Lễ hội được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu như kiến trúc, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo. Lễ hội năm nay đã thu hút hơn 30 vạn người tham quan. Đây là kỳ lễ hội thành công nhất từ trước đến nay, không chỉ thu hút lượng công chúng tham gia đông đảo, mà còn tập hợp hàng trăm nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển tài năng cùng sáng tạo.

Để tạo được thành công này, lễ hội cũng đã thu hút gần 500 đơn vị phối hợp, trong đó, VPBank là một trong những đơn vị đồng hành hàng đầu. Khoảng 1000 nhà sáng tạo, bao gồm nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển cùng chung tay để tạo nên một Giao lộ Sáng tạo hoành tráng.

Sau Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, thủ đô thân yêu của chúng ta sẽ được nhìn ngắm dưới góc độ mới mẻ hơn, sâu sắc và cũng tự hào hơn. Cũng từ đây, nhiều người đã "học yêu" thành công.

Yêu sự sáng tạo của trẻ thơ

Hành lang thơ ngây- một điểm đến yêu thích của trẻ thơ

Hành lang thơ ngây- một điểm đến yêu thích của trẻ thơ

Cung Thiếu nhi Hà Nội vốn được xem là "trái tim" của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên tại thủ đô; mang đến những hoài niệm và gợi mở tương lai. Các công trình và hoạt động sáng tạo hướng về đối tượng trẻ em được nhóm giám tuyển Lê Thuận Uyên, Vân Đỗ, Phạm Minh Hiếu nghiên cứu thực hiện. Các nghệ sĩ, giám tuyển hy vọng có thể đánh thức mọi giác quan, cổ vũ kiến tạo những ký ức văn hoá, sáng tạo từ thế hệ bé thơ.

Giao lộ ký ức- Không gian kết nối sáng tạo đa thế hệ

Giao lộ ký ức- Không gian kết nối sáng tạo đa thế hệ

Bên cạnh đó, VPBank x Tò He: Giao Lộ Ký Ức đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ (nhà Bát giác) cũng là điểm thu hút nhiều em nhỏ ghé thăm. Đây là không gian tương tác và sáng tạo, kết hợp nhiều hoạt động vui chơi và chiếu phim hoạt hình đặc sắc của Việt Nam từ thập niên 60 - 70 thế kỷ trước.

Sự sáng tạo của trẻ thơ luôn là điều quý giá và thuần khiết nhất. Vì vậy, VPBank đã đồng hành cùng lễ hội để tạo ra những không gian sáng tạo đầy cảm hứng. Bà Nguyễn Thùy Dương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị VPBank chia sẻ, “trong vai trò đơn vị phối hợp tổ chức Lễ hội thiết kế Sáng tạo Hà Nội, ngân hàng mong muốn đánh thức bản năng sáng tạo của trẻ nhỏ cũng như nuôi dưỡng đam mê sáng tạo cho thế hệ trẻ. Các em sẽ là lực lượng tiên phong tạo nên nhiều dấu ấn rực rỡ cho thủ đô trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo của Hà Nội”.

Yêu lịch sử hào hùng của thủ đô

Pavilon Dòng tại Bắc Bộ Phủ

Pavilon Dòng tại Bắc Bộ Phủ

Để tạo ra "mặt khác" đầy sáng tạo của Hà Nội, các kiến trúc sư đã dành 6 tháng trời lăn lộn thực địa và triển khai. Không chỉ khảo sát từng góc nhỏ của các công trình di sản, họ còn tỉ mỉ tính toán để những công trình vừa độc đáo, tạo ra được đối thoại giữa sáng tạo và không gian di sản văn hoá.

Những "cuộc đối thoại" với di sản, kiến trúc lịch sử lại càng khiến công chúng yêu lịch sử hào hùng của thủ đô. Bắc Bộ Phủ (Nhà khách Chính phủ hiện nay) lần đầu mở cửa đón tiếp người dân và du khách thu hút đông đảo công chúng. Những "vết sẹo" trên hàng rào của Bắc Bộ Phủ được "chữa lành" bằng nghệ thuật, nhắc nhở một lịch sử chiến đấu của thủ đô.

Trước khi là một thành phố sáng tạo, Hà Nội từng là thành phố với bề dày lịch sử, tinh thần yêu nước và hoà bình. Dạo bước quanh Bảo tàng lịch sử Quốc gia, chiêm ngưỡng công trình biểu tượng Rồng rắn lên mây, chiêm ngưỡng những kỷ vật và bảo vật càng khiến công chúng thêm tự hào về thủ đô và lịch sử chiến đấu oai hùng của dân tộc.

Yêu tri thức từ… "thánh đường tri thức"

Những hàng dài người dân chờ đợi tham quan Đại học Tổng hợp (cũ) cũng cho thấy sức hút của kiến trúc di sản này. Với chủ đề "cảm thức Đông Dương", người tham quan vừa được trải nghiệm nghệ thuật đương đại vừa trải nghiệm kiến trúc di sản, nghệ thuật độc đáo bậc nhất của Hà Nội từ thời Pháp thuộc hiện nay.

Triển lãm Cảm thức Đông Dương tại Bắc Bộ Phủ

Triển lãm Cảm thức Đông Dương tại Bắc Bộ Phủ

Nhiều người tham quan chia sẻ rằng, họ đã khám phá nhiều giá trị cả về mặt kiến trúc di sản, văn hoá, nghệ thuật trong lòng thành phố mà lâu nay không để ý tới. Từ những nét độc đạo trong kiến trúc đến các tác phẩm tranh trên trần nhà, từ "bảo tàng sinh vật học" thu nhỏ đến lối vào các giảng đường đều khiến mọi người cảm thấy xúc động trước "thành đường tri thức".

Bên cạnh những giá trị hiện hữu, Đại học Tổng hợp (cũ) còn là một cuộc đối thoại sáng tạo đúng nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo. Những tác phẩm sắp đặt, công nghệ trình chiếu 3D Mapping... mang đến từng góc nhỏ của ngôi trường vừa giàu tinh hoa trí thức, vừa màu sắc tốt tươi của nghệ thuật, của sáng tạo.

Yêu nét văn hoá sáng tạo của Hà Nội

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng chia sẻ tại bế mạc của Lễ hội, “Giá trị ý nghĩa nhất mà Lễ hội mang lại là hình thành nhận thức mới cho người dân về sáng tạo cũng như về văn hóa, lịch sử, kiến trúc thông qua các hoạt động trải nghiệm, tương tác với di sản, tham gia các hoạt động cộng đồng”.

Để tạo ra được giá trị này, có sự đóng góp không nhỏ của hàng trăm nhà sáng tạo bao gồm nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển, nhà thiết kế… Đây cũng là lần đầu tiên, lễ hội thu hút số lượng đông đảo đến vậy, đặc biệt là các nhà sáng tạo trẻ tài năng. Chính tinh thần sáng tạo này mà các đơn vị, doanh nghiệp càng tin tưởng đồng hành cùng lễ hội. Trong đó, VPBank đặc biệt quan tâm và truyền cảm hứng, động lực cho nhiều gương mặt trẻ xuất sắc và có những dấu ấn đậm nét, tạo nên các tác phẩm ấn tượng, và một tinh thần sáng tạo cộng đồng sôi nổi.

Trẻ em bay bổng giấc mơ sáng tạo tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo

Trẻ em bay bổng giấc mơ sáng tạo tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo

Một thành phố sáng tạo không chỉ thể hiện qua các công trình kiến trúc, di sản mang dấu ấn văn hoá mà còn đến từ cộng đồng sáng tạo, những kiến trúc sư, nghệ sĩ, nhà thiết cũng như mỗi người dân. Cùng với việc khoác áo mới và giúp các di sản “cất tiếng”, các hoạt động thường xuyên cũng là cách để nuôi dưỡng, cổ vũ cộng đồng sáng tạo; truyền cảm hứng cho mọi người dân thủ đô cùng đồng sáng tạo.