"Tôi nên làm gì khi ý kiến của tôi không phù hợp với sếp"? Câu hỏi này có thể nảy sinh đối với nhiều người trong quá trình làm việc. Nếu điều này xảy ra, Amy Drader, một nhà tư vấn tổ chức tại Công ty Tư vấn Đối tác Tăng trưởng, tư vấn 4 bước bạn nên thử khi bất đồng ý kiến với sếp trong quá trình làm việc.
1. Hãy xem những lý do tại sao bạn và sếp không đồng tình
Trước tiên, hãy xem những lý do dẫn đến nhận định mà bạn và sếp thể không đồng ý với nhau. Bởi vì mỗi người sử dụng kinh nghiệm của họ trong cuộc sống cũng như công việc như một thước đo để đưa ra quyết định. Cả 2 người có thể chỉ tính đến những gì chỉ mỗi người thấy từ góc nhìn cá nhân. Hãy thử xem xét điểm này xem sếp có lý do gì lại đưa ra ý kiến như vậy.
2. Hãy xem xét từ nhiều khía cạnh trước
Khi bất đồng bạn có thể thử nói chuyện với nhóm của mình trước để đánh giá ý kiến của bạn hay sếp hợp lý hơn. Đừng quên rằng người bạn bất đồng quan điểm là sếp nên có thể có áp lực từ vị trí, đưa ra quyết định đôi khi là do sếp buộc bạn phải chọn như thế. Sau đó, hãy thử nói chuyện với sếp để cùng xem xét các ý tưởng khác nhau, các quan điểm khác nhau, vì điều này sẽ giúp bạn và sếp nhìn nhận, đánh giá được đâu là ý kiến hợp lý hơn.
3. Cố gắng tập trung hơn vào kết quả
Suy nghĩ về kết quả: làm thế nào để làm điều đó? Có những lúc chúng ta có xu hướng gặp khó khăn trong quá trình này, chẳng hạn như sếp của chúng ta muốn doanh số bán hàng cao hơn, chúng ta thường nghĩ trong thâm tâm rằng cần làm nhiều việc hơn, chúng ta phải mất nhiều công sức hơn, chắc chắn là rất mệt, sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân. Cố gắng tập trung vào kết quả bạn sẽ nhận được thay vì chỉ nghĩ đến khó khăn trước mắt, ví dụ: nếu doanh số bán hàng của bạn cao hơn, bạn có thể nhận được tiền thưởng, thăng chức…
4. Đưa ra giải pháp
Khi đã thực hiện qua 3 bước trên, đến phần này, bạn hãy cố gắng đưa ra các ý tưởng để tạo ra giải pháp cho những điều mà cả 2 bên không đồng ý. Cố gắng không nói rằng bạn không đồng ý hoặc bạn không biết phải làm gì tiếp theo. Thay vào đó hãy thể hiện sự tìm tòi, học hỏi và cầu thị bằng cách đưa ra các giải pháp mà bản thân đã nghĩ tới và hỏi sếp rằng các phương pháp này có ổn không, cần cải thiện chỗ nào hoặc sếp có gợi ý gì không. Một cách để đạt được sự kết quả đó là nhượng bộ vừa đủ: hãy đưa ra giải pháp mà có thể giúp cả sếp và bạn đều đạt được một phần mục đích.
Và cuối cùng, dù bạn là sếp hay nhân viên, đừng nói những điều làm nản lòng nhau, chẳng hạn như dự án khó có thể thành công. Hãy cố gắng lạc quan, tìm mọi cách, nỗi lực đủ để biến nó thành hiện thực. Động viên nhau, điều quan trọng là luôn bày tỏ chính kiến và lắng nghe ý kiến của người khác. Bởi vì đôi khi những ý hay thường thì đến từ những người mà chúng ta thậm chí không nghĩ đến.