Một nhà tâm lý học Stanford - Nir Eyal đã đưa ra một số lời khuyên và cách xử lý tinh tế cho cha mẹ trong tình huống này, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả hài hòa mà không gây rạn nứt tình cảm hai bên.
Bố mẹ cho phép con tự kiểm soát thời gian và không gian của chúng.
Theo Eyal, một trong những sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ hiện đại là không cho phép con cái kiểm soát thời gian của chính mình. Thế nhưng, ngược lại nếu để con toàn quyền sắp xếp thời gian và cuộc sống, chúng mới có thể học cách tránh bị phân tâm và tự chủ cuộc sống của mình khi lớn lên.
Giải thích về những thiệt hại con phải nhận khi sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Ai trong chúng ta cũng biết thời gian là hữu hạn, và việc sử dụng thời gian thiếu tính toán sẽ khiến chúng ta mất nhiều hơn được. Trong tình huống này, các phụ huynh chỉ cần giải thích với con rằng nếu chúng chỉ có 3 giờ giải trí, và dành tất cả thời gian đó để chơi game trên iPad, chúng sẽ không còn thời gian cho những thú vui khác như chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè hay làm những việc mình thích nữa. Chính vì vậy, thay vì buộc các con phải dừng chơi, hay hướng dẫn chúng cách sắp xếp thời gian và vạch ra những ưu tiên. Việc cha mẹ chỉ nói với con về tác hại của các thiết bị điện tử, hay buộc trẻ không được sử dụng những thiết bị này vì dễ gây nghiện…sẽ chỉ làm mọi chuyện khó tháo gỡ hơn. Thực tế là thiết bị điện tử trở thành thứ nguy hại chỉ khi con trẻ không biết cách quản lý bản thân và thời gian của chúng.
Cho con thấy rằng các ứng dụng, video và trò chơi được tạo ra để cố tình thu hút, câu kéo người dùng
Nếu con bạn thích chơi trò chơi trên điện thoại thông minh, hãy cho chúng biết về phần thưởng mà chúng nhận được ở mỗi cấp độ. Nếu chúng thích xem các chương trình truyền hình, hãy chỉ cho chúng về những "cliffhangers" (đoạn kết không hoàn chỉnh) cuối mỗi tập phim. Những người lớn tuổi có kinh nghiệm đều hiểu được chiêu trò của những nhà làm game hay sản xuất phim, để cố tình câu kéo khách hàng. Chính vì vậy, hãy lý giải những chiêu trò đó để con bạn hiểu và có cách thu xếp thời gian hợp lý hơn.
Đặt ra câu hỏi cho con: “Con cảm thấy bao nhiêu thời gian là đủ?”
Bạn có thể cảm thấy căng thẳng nếu câu trả lời của con sẽ là một ngày vẫn chưa đủ. Nhưng trước khi con trả lời, bạn cần phải giải thích cho con về sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị một cách có kế hoạch. Bạn không nên áp đặt giới hạn thời gian cho con, vì như vậy có thể khiến con bị động trong việc sắp xếp thời gian và khả năng tư duy độc lập.
Hỏi con về kế hoạch sắp xếp quỹ thời gian có hạn của chúng
Nếu bạn có ý định đặt ra giới hạn thời gian cho con, và thường xuyên nhắc nhở chúng, thì đó đích thực là một sai lầm lớn. Còn nếu con trẻ tự đặt ra các giới hạn, thì chúng sẽ phải tự giác thực hiện đúng kế hoạch mà mình đề ra. Có rất nhiều cách để thực hiện: đặt đồng hồ báo thức trên điện thoại hoặc các thiết bị hẹn giờ. Hãy nhớ rằng bạn chỉ là một cố vấn, không phải kẻ xấu lấy đi những thứ quý giá của con bạn.
Nên ‘dạy con từ thuở còn thơ’
Ngay khi con bạn bắt đầu đòi sử dụng iPad / điện thoại thông minh / máy tính xách tay, và bắt đầu xảy ra cãi vã về các giới hạn thời gian, thì đó là lúc bạn cần cứng rắn hơn. Chỉ cần đảm bảo rằng cả hai đã bình tĩnh lại trước khi bắt đầu thảo luận. Cả hai nổi nóng với nhau không có nghĩa là bạn nên buông xuôi và chiều lòng con để nhà cửa êm ấm, không bao giờ nên như vậy.
Đừng đặt ra những quy tắc quá cứng nhắc
Trước hết, sự linh hoạt cho phép bạn có thể nhắc nhở con nhẹ nhàng về việc không tuân thủ lời hứa của chúng. Và mặt khác, sự linh hoạt có thể cho con biết được chúng sẽ phải đánh đổi những lợi ích khác để có được thời gian chơi game thêm một chút, hoặc thay đổi cách chúng cân đối thời gian.
Sẵn sàng cho các cuộc thảo luận sôi nổi.
Thật tuyệt nếu bạn có thể giải quyết vấn đề mà không gây ra căng thẳng. Nhưng hãy nhớ rằng con có thể phản đối các quy tắc mới. Hãy sẵn sàng cho trường hợp đó và đừng tức giận, trừng phạt hoặc kiểm soát chúng. Cố gắng trấn an và hứa sẽ xem xét lại yêu cầu của con. Cố gắng tránh tạo bầu không khí khó chịu hoặc căng thẳng, như vậy sẽ tránh được những khó khăn khi trao đổi với con những lần tới.