Bắt đầu bằng một câu "xin chào" đơn giản
Nếu bạn là người nhút nhát và không biết nên mở lời với người khác như thế nào, hãy thử bắt đầu với ‘Xin chào’. Mặc dù câu mở lời vô cùng đơn giản này thường bị nhiều người bỏ qua nhưng có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp và tử tế trong mắt người khác. Nếu bạn không trực tiếp tham gia một cuộc trò chuyện mà chỉ giao tiếp bằng ánh mắt, hãy cứ nói xin chào với đối phương. Nói xin chào sẽ chẳng gây ra bất kỳ áp lực nào hay khiến bạn gặp rắc rối, mà lại có thể giúp bạn mở ra cánh cửa cho một mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Nếu họ đáp lại lời chào của bạn và sẵn sàng trò chuyện, hãy giới thiệu bản thân một chút và bắt đầu làm quen.
Giao tiếp bằng mắt và nhớ tên của họ
Giao tiếp bằng mắt và nhớ tên của người mà bạn trò chuyện sẽ giúp đối phương nhìn thấy bạn thực sự quan tâm đến họ và thực sự muốn kết bạn với họ. Ghi nhớ tên của ai đó là một việc làm nhỏ nhưng rất quan trọng nếu muốn có một tình bạn lâu dài.
Việc nhớ và gọi tên của ai đó cho thấy bạn quan tâm và khiến họ cảm thấy bản thân có giá trị. Đó là một phần quan trọng trong việc cải thiện các mối quan hệ xã hội của bạn,
Hãy nghĩ về các chủ đề để cuộc trò chuyện kết thúc mở
Lần đầu gặp gỡ và làm quen với ai đó, có rất nhiều điều cần quan tâm và tìm hiểu về người mà bạn trò chuyện. Thay vì nản chí, hãy xem đây là một cơ hội. Có rất nhiều chủ đề bạn có thể đề cập đến trong cuộc trò chuyện của hai người, và cũng có những chủ đề nên tránh. Bỏ qua những chủ đề như tôn giáo, chính trị hoặc tình dục, bạn vẫn còn rất nhiều điều để trò chuyện như:
"Bạn làm nghề gì?"
"Quê bạn ở đây à?" Nếu câu trả lời là không, hãy hỏi quê quán của họ
Nhận xét về địa điểm gặp mặt - cả hai bạn đã từng đến đây chưa? Tại sao bạn lại biết quán này?...
"Bạn thường làm gì những lúc rảnh rỗi?"
Tập trung nhiều hơn vào việc lắng nghe và ít nói hơn
Nếu bạn cảm thấy việc phải mở lời và dẫn dắt cuộc trò chuyện quá áp lực, hãy tập trung lắng nghe nhiều hơn. Lắng nghe những chia sẻ của đối phương, và tìm hiểu cuộc sống của họ. Bạn không cần phải chia sẻ câu chuyện cuộc sống của mình với ai đó ngay chỉ để để tiếp tục cuộc trò chuyện, thay vào đó hãy cứ lắng nghe trước.
Câu hỏi tiếp theo là chìa khóa. Nếu bạn hỏi "Bạn làm nghề gì?", bạn có thể tiếp nối với câu hỏi "Bạn có thích công việc đó không?" Những câu hỏi như vậy sẽ giúp câu chuyện xuôi theo dòng và không sợ cuộc trò chuyện trở nên bế tắc.
Trở thành một người lắng nghe tích cực sẽ giảm áp lực cho bạn trong cuộc trò chuyện, giúp mọi chuyện trở nên đơn giản hơn với bạn.
Đưa ra câu trả lời dài hơn một từ
Khi ai đó hỏi bạn về một chủ đề nào đó, đừng bỏ qua và chuyển sang câu hỏi khác. Hãy dành một chút thời gian để xây dựng câu trả lời. Đưa ra ý kiến của bạn, kể một câu chuyện ngắn có liên quan, hoặc đưa ra một số lý do hoặc nền tảng đằng sau câu trả lời của bạn. Cố gắng nói chuyện trong 1-2 phút trước khi hỏi lại đối phương hoặc chuyển chủ đề.
Cách này giúp cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên hơn. Bạn càng nói nhiều, cơ hội bạn sẽ truyền cảm hứng cho một câu hỏi hoặc chủ đề mới để thảo luận càng lớn, miễn là bạn vẫn dành thời gian để lắng nghe câu trả lời của họ.
Hãy thường xuyên khen ngợi đối phương
Hãy tán dương đối phương, cho dù họ là người bạn muốn hẹn hò sau này hoặc chỉ là bạn bè. Việc làm này chỉ đơn giản là một cách thể hiện sự quan tâm của bạn đối với ai đó. Nhiều người sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi nghe người khác khen mình một cách chân thành, và nó giúp tạo ra mối liên kết tốt đẹp hơn cả những mối quan hệ thân thiết, gây thiện cảm rất tốt. Lời khen không cần phải quá hoa mỹ - một câu đơn giản như "Chiếc khăn của bạn đẹp thật" hoặc "Bạn thật giỏi" sẽ khiến đối phương cảm thấy tự nhiên và chân thành.
Hãy chắc chắn lời khen của bạn là thật lòng, vì mọi người sẽ cảm thấy đề phòng khi nghe những lời khen quá cường điệu hay giả tạo.