6 câu hỏi "mẹo" nhà tuyển dụng rất hay dùng để thử thách ứng viên

Trong thế giới hiện đại, việc chỉ xem qua sơ CV của ứng viên và phỏng vấn vẫn chưa đủ để hiểu được tường tận về năng lực của họ. Đó là lý do tại sao các nhà tuyển dụng phải sử dụng một số thủ thuật đơn giản, nhưng có thể đánh giá rất rõ ràng năng lực của ứng viên. Và nếu bạn không nhanh nhạy trước những bài kiểm tra tâm lý, chắc chắn bạn đã biết tại sao mình không được lựa chọn mặc dù kinh nghiệm nhiều hơn những người khác.

Dưới đây là một số thủ thuật mà bạn nên lưu ý để biết cách ứng biến trong các buổi phỏng vấn trực tiếp:

1. Cố tình bắt bạn chờ đợi

Tình hình có thể khó khăn hơn nhiều nếu cuộc phỏng vấn được lên lịch vào 9 giờ sáng, nhưng khi ứng viên đến văn phòng sớm hơn một chút, nhà tuyển dụng vẫn bận rộn và buộc ứng viên phải chờ trong 10 phút. Và sau đó 10 phút nữa. Và sau đó 15 phút nữa.

Thủ thuật này nhằm mục đích kiểm tra mức độ ổn định về mặt cảm xúc của ứng viên trong các tình huống căng thẳng, cũng như sự khao khát muốn có được vị trí này của ứng viên ở mức nào.

2. Đột nhiên hét lên hoặc tỏ thái độ

Lên giọng, la hét và thậm chí sử dụng những từ ngữ xúc phạm là một cách khác để mô phỏng tình huống căng thẳng, và cơ hội để kiểm tra khả năng chống lại căng thẳng của ứng viên. Các chuyên gia khuyên bạn nên giữ bình tĩnh và trả lời những câu hỏi này một cách thận trọng nhất có thể.

Người phỏng vấn đưa ra một yêu cầu lạ

Một bất ngờ khó chịu khác cho các ứng viên có thể ẩn đằng sau một yêu cầu kỳ quái - ví dụ như họ muốn bạn nhảy ra khỏi cửa sổ. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng muốn thấy khả năng tư duy sáng tạo của ứng viên.

Bạn có thể sử dụng cách sau đây để thoát khỏi tình huống này: lên bệ cửa sổ, nhưng nhảy ngược vào trong phỏng. Hoặc bạn có thể gây sốc cho sếp bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: Công ty sẽ hưởng lợi gì từ yêu cầu này?

Nhà tuyển dụng đột nhiên bắt đầu cư xử một cách kỳ lạ.

Một thủ thuật khác cũng được sử dụng là người phỏng vấn bắt đầu cư xử kỳ lạ. Ứng viên có thể bị người phỏng vấn cho ‘tàng hình’, khi đó họ chỉ nhìn vào màn hình máy tính của mình, hoặc trả lời một cuộc gọi điện thoại và rời khỏi phòng giữa cuộc phỏng vấn.

Thủ thuật này nhằm mục đích thử thách xem ứng viên sẽ lôi kéo sự chú ý của người phỏng vấn như thế nào, hoặc họ sẽ sử dụng những cách nào để thoát khỏi tình huống này. Một trong những lựa chọn hiệu quả nhất là đề xuất lên lại lịch phỏng vấn vào một ngày khác, nếu như nhà tuyển dụng đang bận.

Ứng viên được giới thiệu cho toàn công ty hoặc team

Có thể sếp sẽ cho ứng viên cơ hội giao tiếp với các đồng nghiệp tiềm năng của họ sau cuộc phỏng vấn, có thể là trong phòng làm việc hoặc sau khi mọi người tan làm. Đây không phải là một hành động lịch sự đơn giản - đó là cách nhà tuyển dụng khai thác ý kiến của nhân viên về ứng viên.

Nhà tuyển dụng làm rơi bút xuống sàn.

Một thử nghiệm khác có thể giúp nhà tuyển dụng tìm ra các ứng viên nhanh nhẹn và tốt bụng là đánh rơi bút, và chờ xem phản ứng của ứng viên. Nếu ứng viên theo bản năng cúi xuống và nhặt cây bút lên, có khả năng họ sẽ được tuyển dụng. Còn ngược lại thì có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh rớt ứng viên này, vì họ cho rằng người này không có khả năng hỗ trợ và giúp đỡ đồng nghiệp.