6 điều ít ai biết về cuộc sống ở nơi lạnh nhất thế giới, muốn tắm cũng không nổi

Vì điều kiện quá khắc nghiệt, nên Nam Cực luôn có rất ít người sinh sống. Họ chủ yếu là những nhà khoa học sống trong điều kiện nhiệt độ cực thấp, thiếu ánh sáng và oxy

Nhiệt độ trung bình tại Nam Cực là -50 độ C, nhiệt độ thấp nhất là -78,9 độ C

Nhiệt độ tại đây không bao giờ vượt quá -28,9 độ C, thậm chí trong mùa hè. Vi khuẩn thông thường không thể tồn tại trong điều kiện thời tiết này. Những nhà nghiên cứu sống ở đây phải trang bị nhiều lớp quần áo, đeo kính chuyên dụng, đi giày và găng tay đặc biệt.

Trạm nghiên cứu Concordia cao 3.299 km trên mực nước biển, không khí tại đây rất loãng và sạch sẽ đến nỗi bạn không thể cảm nhận được mùi. Sau khi trở về đất liền, các nhà nghiên cứu tại đây đã gặp cú sốc về mùi khi thích nghi lại với cuộc sống.

4 tháng trong năm chìm trong bóng tối

Trong mùa đông tại Nam Cực, mặt trời không mọc lên trên đường chân trời, vì thế con người phải sống trong bóng tối hoàn toàn trong 4 tháng. Điều này xảy ra ngược lại vào mùa hè, khi mặt trời không lặn xuống dưới đường chân trời.

Do thực tế này, nhịp sinh bị rối tung lên khiến con người cảm thấy khó ngủ hoặc khó ăn uống. Những tia nắng đầu tiên sau 4 tháng tối tăm khiến mọi người cảm thấy sảng khoái như bắt đầu một kì nghỉ, họ thường hào hứng dậy sớm ngắm mặt trời mọc sau một thời gian dài chìm trong bóng đêm.

Siêu thị gần nhất cách 4.032 km

Trạm Concordia cách xa nền văn minh và không dễ dàng để đến đó. Các nhu yếu phẩm được vận chuyển bằng đoàn xe trượt tuyết tải trọng lớn, mất khoảng 10 đến 12 ngày mới đến nơi. Đồ nhỏ hơn và thực phẩm được chuyên chở bằng những chiếc máy bay cỡ nhỏ.

Mặc dù thực tế siêu thị gần nhất nằm cách đây 4.032 km, điều đó không có nghĩa là các nhà nghiên cứu chỉ ăn bánh mì và nước. Họ ăn thịt, cá, sữa, trái cây tươi và rau xanh. Các thành viên của các đoàn quốc tế thích nấu các món ăn truyền thống như chân ếch hoặc súp. Các thực phẩm mang đến được giữ đông lạnh và trứng được phủ sáp để bảo quản.

Trạm nghiên cứu hoàn toàn bị cô lập trong mùa đông

Không thể rời trạm Concordia vào mùa đông, không có liên hệ nào với đất liền nên nếu có điều bất ngờ xảy ra, bạn chỉ có thể tự cầu cứu chính mình. Đó là lý do tại sao ở đây có một bệnh viện được trang bị tốt và một khu vực lớn dự trữ thức thực phẩm.

Thông thường, có khoảng 15 người ở đó vào mùa đông. Hầu hết những người ở lại đều có ít nhất 2 kĩ năng, ví dụ, một thợ ống nước có thể hỗ trợ nghiên cứu nghiệp vụ, một đầu bếp cũng có thể kiêm lính cứu hỏa.

Các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường khắc nghiệt này đến con người

Cảm giác bị cô lập hoàn toàn thường dẫn đến căng thẳng và những khó khăn về tâm lý khác nhau - từ sự đãng trí đến trầm cảm và những điều đó được các nhà khoa học tại đây nghiên cứu kỹ. Họ tin rằng kiến thức thu thập được sẽ chuẩn bị cho những chuyến bay dài vào không gian và tìm ra cách xây dựng các trạm nghiên cứu đầu tiên tại Mặt Trăng và Sao Hỏa.

Tất cả các thành viên trong nhóm đều có nhật ký kỹ thuật số đặc biệt, đeo đồng hồ đặc biệt ghi lại thời gian ngủ và làm việc và theo dõi thời gian mọi người dành cho nhau. Sau khi thu thập, dữ liệu được phân tích chính xác để xem liệu có bất kỳ thay đổi nào về hành vi của mọi người hay không.

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu tại trạm thực hiện hơn 20 dự án khoa học, với sự trợ giúp của các nhà địa chấn học, thiên văn học, khí tượng học, vật lý học.

Mọi người không chỉ làm việc mà còn vui chơi tại Nam Cực

Các nhà nghiên cứu tại đây thường giải trí vào những lúc rảnh rỗi. Họ chơi bóng rổ trên tuyết, tổ chức các bữa tiệc khiêu vũ và hóa trang. Đôi khi, nhóm còn gọi điện video để trả lời các câu hỏi sinh viên đại học, hay sở thích gọi điện cho tổng thống Ý qua Skype vào dịp Giáng Sinh.

Nhiều người trong số họ cố gắng nói chuyện với các đồng nghiệp nước ngoài để thực hành các kỹ năng ngoại ngữ. Nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia như Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Anh và Nga.