600 năm không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương, hoàng đế Khang Hi cứ đến là “3 quỳ, 9 lạy”: Vì sao?

Lăng mộ của Chu Nguyên Chương không bị bọn trộm mộ cướp phá trong suốt 600 năm. Điều kỳ lạ là hoàng đế Khang Hi từng 6 lần quỳ gối trước lăng mộ này.

Vào thời xưa, nạn trộm mộ xảy ra tràn lan, đặc biệt là đối với những ngôi mộ, lăng mộ có chứa nhiều của cải. Tuy nhiên, có một lăng mộ kỳ lạ vẫn chưa hề bị bọn trộm mộ cướp phá. Đó là lăng mộ của Chu Nguyên Chương, vị hoàng đế khai quốc của triều nhà Minh.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) là vị hoàng đế khai quốc của triều nhà Minh. Thời kỳ cai trị của ông được gọi là Hồng Vũ chi trị. Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc nhờ những công trạng to lớn của ông đối với đất nước. Tuy nhiên, vị hoàng đế này cũng bị chê trách vì sự hà khắc và việc ông sát hại nhiều công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.

Năm 1398, hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà. Ông được truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Cao Hoàng đế. Vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Minh được an táng ở Hiếu lăng, Nam Kinh.

Vậy, đâu là nguyên nhân khiến lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương lại không bị bọn trộm mộ tàn phá trong hơn 600 năm qua.

600 năm không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương, hoàng đế Khang Hi cứ đến là “3 quỳ, 9 lạy”: Vì sao? - Ảnh 1.

Minh Hiếu lăng là nơi an nghỉ của Chu Nguyên Chương, vị hoàng đế khai quốc của triều nhà Minh.

Nguyên nhân lăng mộ Chu Nguyên Chương không bị trộm tấn công

600 năm không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương, hoàng đế Khang Hi cứ đến là “3 quỳ, 9 lạy”: Vì sao? - Ảnh 2.

Chu Nguyên Chương là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân giúp lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương không bị trộm mộ tấn công.

Thứ nhất, thiết kế đặc biệt của lăng mộ.

600 năm không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương, hoàng đế Khang Hi cứ đến là “3 quỳ, 9 lạy”: Vì sao? - Ảnh 3.

Minh Hiếu lăng có rất nhiều cây và được thiết kế vững chắc, có cả cơ chế chống trộm.

Lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương rất lớn, nằm ở núi Tử Kim, Nam Kinh. Lăng mộ này mất hơn 30 năm xây dựng và tiêu tốn nhiều tiền bạc.

Trên thực tế, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương được xây dựng rất kiên cố và vững chắc. Sự khác biệt giữa lăng mộ của Chu Nguyên Chương với những ngôi mộ khác chính là nó được xây dựng ở bên trong một ngọn núi đá kiên cố. Chính vì vậy, lăng mộ được xây dựng rất chắc chắn.

Hơn nữa, những người thiết kế và xây dựng đã cố gắng hết sức để che giấu lối vào trong lăng mộ. Do đó, người bình thường cũng khó có thể tìm được lối vào này.

Ngoài ra, theo các chuyên gia khảo cổ, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên chương còn có rất nhiều đá cuội ở trên nóc. Đây là một cạm bẫy bí ẩn trong lăng mộ. Theo đó, vào thời xưa, nhiều người xây dựng lăng mộ đã sử dụng cát chảy để làm giải pháp chống trộm. Đá cuội trong lăng mộ của vị hoàng đế này cũng có tác dụng tương tự như cát chảy.

Theo đó, nếu có kẻ trộm bất ngờ đột nhập vào trong lăng mộ, chỉ cần chúng đào một cái hố thì đá cuội sẽ lập tức rơi xuống để lấp kín cái hố này. Nhẹ thì có thể thoát thân, nhưng cứ cố tiến sâu vào trong lăng mộ thì kẻ trộm có thể phải trả giá bằng cả mạng sống.

Thứ hai, cái quỳ gối của Khang Hi.

600 năm không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương, hoàng đế Khang Hi cứ đến là “3 quỳ, 9 lạy”: Vì sao? - Ảnh 4.

Hoàng đế Khang Hi luôn thực hiện 3 quỳ, 9 lạy khi đến thăm lăng mộ hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Khang Hi (1654 – 1722) là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Thanh. Ông được đánh giá là một trong những vị hoàng đế vị đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và thường được xưng tụng là Khang Hi Đại đế.

Hoàng đế luôn được coi là "thiên tử", nắm trong tay quyền lực tối thượng. Trong suốt cuộc đời ở ngôi "cửu ngũ chí tôn", ngoài tổ tiên, cha mẹ và các vị thần, hoàng đế sẽ không phải quỳ lạy bất cứ ai.

Tuy nhiên, có một sự việc kỳ lạ đã xảy ra. Đó là hoàng đế Khang Hi chấp nhận quỳ lạy trước một người. Không chỉ quỳ lạy thông thường, vị hoàng đế nổi tiếng lỗi lạc của nhà Thanh còn thực hiện đại lễ "3 quỳ, 9 lạy".

Theo ghi chép trong lịch sử, mỗi khi đến Nam Kinh, hoàng đế Khang Hi sẽ đến bái Minh Hiếu lăng, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Các chuyên gia nhận định rằng, việc hoàng đế Khang Hi chấp nhận quỳ gối trước lăng mộ Chu Nguyên Chương là để củng cố địa vị thống nhất của triều đại nhà Thanh, đồng thời làm dịu đi mối quan hệ gay gắt với người Hán. Bởi lẽ, hoàng đế Khang Hi cho rằng muốn thống nhất được thiên hạ và củng cố sự nghiệp của nhà Thanh thì cần phải thuần phục được lòng dân, nhất là người Hán.

Ngay từ khi chính thức lên nắm đại quyền, hoàng đế Khang Hi đã suy nghĩ cẩn thận và thực hiện nhiều biện pháp và chính sách. Trong số đó, việc đích thân đến bái lạy ở Minh Hiếu Lăng của nhà Minh được coi là giải pháp thành công nhất của nhà Thanh để thuần phục người Hán.

Việc hoàng đế Khang Hi 6 lần tới Minh Hiếu lăng và đích thân thực hiện "3 quỳ, 9 lạy" trước nơi an nghỉ của hoàng đế Chu Nguyên Chương khiến nhiều người Hán cảm động. Hoàng đế Khang Hi cũng dần chiếm được cảm tình của người dân.

600 năm không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương, hoàng đế Khang Hi cứ đến là “3 quỳ, 9 lạy”: Vì sao? - Ảnh 5.

Cái quỳ gối đắt giá của Khang Hi cho thấy tài trị quốc và tầm nhìn xa trông rộng của vị hoàng đế này.

Hơn nữa, hoàng đế Khang Hi còn đặc biệt cử người tới quản lý, bảo vệ, đồng thời thường xuyên tu sửa lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Việc có sự quan tâm của hoàng đế cũng như việc ông nhiều lần thực hiện quỳ đại lễ ở đây giúp lăng mộ được bảo vệ nghiêm ngặt. Điều này khiến những kẻ trộm mộ cũng không dám xâm phạm.

Kể từ sau khi Khang Hi đến Minh Hiếu lăng, việc thực hiện thờ cúng, lễ bái và bảo vệ lăng mộ tổ tiên của nhà Minh cũng trở thành việc thường lệ đối với các vị hoàng đế của triều nhà Thanh.

Chính vì vậy, có thể nói rằng cái quỳ gối của hoàng đế Khang Hi không chỉ đổi lấy 200 năm thịnh vượng của nhà Thanh mà còn giúp bảo vệ lăng mộ hoàng đế Chu Nguyên Chương luôn được an toàn trong hàng trăm năm.

Thứ ba, lăng mộ Chu Nguyên Chương được bảo vệ nghiêm ngặt.

600 năm không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương, hoàng đế Khang Hi cứ đến là “3 quỳ, 9 lạy”: Vì sao? - Ảnh 6.

Lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương luôn được bảo vệ nghiêm ngặt hàng trăm năm qua.

Kể từ khi lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương được xây dựng, triều đình đã thành lập một cơ quan đặc biệt để là nhiệm vụ giám sát và bảo vệ. Theo ghi chép trong sử sách, vào thời nhà Minh, có tới hàng chục nghìn binh sĩ ngày đêm tuần tra để bảo vệ lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Những binh sĩ này đều được tuyển chọn thông qua nhiều cuộc huấn luyện để tìm ra những người ưu tú nhất.

Đến triều đại nhà Thanh, Khang Hi và nhiều vị hoàng đế khác được người Hán yêu mến vì đã bày tỏ lòng tôn kính với lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Các vị hoàng đế của triều đại này còn đặc biệt cử người đến tu bổ lăng mộ và bảo vệ sự an toàn cho "giấc ngủ" của hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Mỗi lần các hoàng đế nhà Thanh ghé thăm viếng Minh Hiếu lăng, mức độ bảo vệ của lăng mộ này lại tăng thêm một bậc. Do đó, trong suốt mấy trăm năm nhà Thanh trị vì, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương vẫn luôn được bảo vệ an toàn, không bị trộm mộ cướp phá.

Sau khi triều nhà Thanh sụp đổ, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương vẫn nhận được nhiều sự quan tâm và bảo vệ của các cấp chính quyền và người dân địa phương.

Do đó, sau hơn 600 năm với nhiều sự thay đổi của thời cuộc, lăng mộ của hoàng đế Chu Nguyên Chương vẫn còn nguyên vẹn và trở thành một trong những danh thắng nổi tiếng ở Trung Quốc.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu