Nhưng nếu bạn nhận ra tư thế của mình thật xấu, và bắt đầu thực hiện các bài tập, thì bạn sẽ sớm đạt được kết quả khả quan hơn, với tư thế chuẩn và đẹp hơn.
Dưới đây là một số bài tập mà bạn nên thử để có tư thế đẹp hơn và tự tin hơn:
Gù lưng
Nếu phần sống lưng sau bả vai của bạn cong lên và phần hông bị hóp vào, rất có thể bạn đã nằm trong số 20-40% dân số trên thế giới mắc bệnh gù lưng. Tình trạng này là kết quả của việc ngồi sai tư thế, và vận động sai cách trong nhiều năm, rất phổ biến ở những người cao tuổi.
Cách khắc phục:
Cách để khắc phục hoặc chống lại chứng gù lưng là tập luyện tăng cường duỗi cơ cột sống, và một trong những cách tốt nhất là tập thể dục. Nằm sấp, nâng cánh tay và chân của bạn lên. Giữ trong 3 giây và lặp lại 10 lần.
Đầu nhô ra phía trước
Thói quen sử dụng điện thoại ngày càng nhiều, thì ngày càng có nhiều người mắc hiệu ứng đầu nhô về phía trước. Đây là kết quả của việc thường xuyên đẩy đầu về phía trước và bị cứng cơ.
Cách khắc phục:
Bạn có thể khắc phục tình trạng này nếu thường xuyên luyện tập với tư thế chuẩn. Một trong số đó là tư thế hếch cằm: đứng dựa lưng vào tường, ép cằm xuống và kéo đầu về phía sau cho đến khi chạm vào tường. Giữ tư thế này trong 5 giây và lặp lại 10 lần.
Hóp hông/bụng
Ở phụ nữ thường xảy ra tình trạng được gọi là bệnh cong thắt lưng, ở đốt sống lưng nổi lên đường cong ở vùng thắt lưng. Tình trạng này có thể gây chèn ép dây thần kinh, thoái hóa đĩa đệm và viêm bao khớp, dẫn đến đau thắt lưng mãn tính. Các nghiên cứu các bạn có thể cải thiện tình trạng đau thắt nếu tập luyện thể dục thường xuyên.
Cách khắc phục:
Các bài tập như tăng cường cơ mông, cơ bụng và cơ lưng, và cầu hông rất hiệu quả trong việc giảm đau thắt lưng. Nằm úp bụng trên thảm tập, hai tay đặt ngang và bàn chân đặt trên sàn. Gập cơ mông và nâng hông lên cao. Giữ một lúc và nhẹ nhàng hạ xuống. Lặp lại 10 lần trong 3 hiệp.
Tư thế lười biếng
Người có tư thế này sẽ có một phần hông bị đẩy về phía trước, và đây là một trong những tư thế dị tật phổ biến nhất hiện nay. Còn được gọi là “tư thế lười biếng”, tư thế này là hệ quả của việc ngồi sai tư thế hoặc thói quen nằm sấp khi ngủ.
Cách khắc phục:
Để khắc phục tư thế này, bạn cần phải kéo căng và tăng cường phần cơ gập hông và lưng dưới, và yoga có một bài tập được gọi là tư thế trẻ em có thể giúp bạn cải thiện và điều chỉnh tư thế của mình. Đầu tiên, bạn quỳ gối trên thảm và ép hông vào đùi. Gập người trên sàn sao cho trán chạm sàn, và duỗi hai tay ra trước mặt. Bạn có thể nghỉ ở tư thế này để điều chỉnh dáng người của mình.
Xương chậu đẩy sang một bên
Nếu một bên xương chậu của bạn cao hơn phía còn lại tức là bạn đã bị lêch xương chậu. Tư thế này xuất hiện chủ yếu là do các cơ thắt lưng bị căng hoặc co thắt, và có thể gây đau dữ dội ở sau chân.
Cách khắc phục:
Với tư thế này một phần cơ mông của bạn có thể bị yếu, vì vậy để lấy lại tư thế chuẩn bạn cần duỗi cơ hông và mông để nắn thẳng lại tư thế bình thường. Với bài tập đạp chân ngược, bạn cần nằm sấp và đặt hai tay lên trên đầu, co cơ mông và nhấc một chân lên không. Tạm dừng, sau đó từ từ hạ chân xuống. Lặp lại các bước tương tự với chân còn lại.
Vai đẩy về phía trước
Tư thế đẩy vai về phía trước là hệ quả của việc cúi gập người thường xuyên, và mang vác vật nặng liên tục. Tư thế này có thể gây đau cơ quanh cổ và phía bả vai.
Cách khắc phục:
Nếu chăm chỉ luyện tập thể dục trong vòng 6 tuần, bạn sẽ cảm nhận sự cải thiện rõ rệt về tư thế và không còn cảm thấy đau nhức nữa. Để giúp vai trở lại vị trí bình thường, bài tập duỗi cơ tay sẽ rất hiệu quả. Đứng lên, vươn hai tay ra sau lưng và đan vào nhau. Mở ngực và đẩy vai ra sau. Giữ tư thế này trong 30 giây.
Lưng phản
Ở tư thế lưng phản, bạn có thể thấy cột sống từ ngực đến vùng thắt lưng đều nằm trên một đường thẳng. Tình trạng này có thể tạo ra cảm giác người đổ về phía trước, và khiến bạn khó đứng thẳng.
Cách khắc phục:
Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên thực hiện các bài tập tăng cường cơ mông, lưng, cổ và vai sau, và với bài tập nâng cao chân ở tư thế nằm nghiêng vô cùng đơn giản. Nằm nghiêng, chân bên dưới uốn cong 90 ° và chân còn lại duỗi thẳng sao cho thẳng hàng với lưng. Nâng chân thẳng hết mức có thể, mà giữ nguyên cơ thể và từ từ hạ chân xuống. Thực hiện động tác này từ 8 đến 10 lần và lặp lại với bên còn lại.