7 câu đố hack não thách thức cả thám tử thứ thiệt, bạn có đủ khôn ngoan để giải?

Liệu bạn có đủ thông minh để giải quyết những câu đố hóc búa dưới đây không? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn lời gợi ý và hình ảnh hiện trường để bạn thuận lợi hơn khi phá án.

Câu 1: Vượt ngục

Nam bị giam trong một căn ngục tối có nền bằng đất. Phía trên đầu Nam có một cái cửa sổ nhưng nó cao đến mức không ai với tới được. Trong căn phòng có một cái xẻng. Nam bị giam cầm thế nhưng sẽ không nhận được bất cứ đồ ăn, nước uống nào từ người cai ngục. Cứ đà này thì trong vòng 2 ngày Nam sẽ chết.

Làm thế nào để thoát ra khỏi căn phòng này biết Nam không thể đào hầm vì điều này mất nhiều hơn 2 ngày?

Câu 2: Sợi dây chuyền bị đánh cắp.

Một cô gái đã đến cảnh sát báo án rằng sợi dây chuyền của cô đã bị mất cặp. Khi cảnh sát đến, họ không hề thấy dấu hiệu căn nhà bị đột nhập. Chỉ có một ô cửa sổ bị vỡ. Bên trong nhà là một mớ hỗn độn và những dấu chân bẩn đầy trên sàn nhà.

Ngày hôm sau, cô ấy đã bị bắt vì tội nói dối. Tại sao?

Câu 3: Án mạng tại trường học.

Vào ngày đầu năm học, một giáo viên địa lý đã bị sát hại. Cảnh sát tìm được có 4 nghi phạm: người làm vườn, giáo viên toán, huấn luyện viên thể dục, và hiệu trưởng. Cả 4 người đều có chứng cứ ngoại phạm:

- Người làm vườn đang cắt cỏ.

- Giáo viên toán đang tổ chức một bài kiểm tra giữa kì.

- Huấn luyện viên thể dục đang chơi bóng rổ.

- Hiệu trưởng đang ở trong văn phòng

Thủ phạm đã bị bắt ngay lập tức. Đó là ai và làm sao cảnh sát có thể phá án?

Câu 4: Người đàn ông cô độc.

Một ông lão độc thân sống trong nhà mình ở ngoại ô thành phố. Ông ấy không bao giờ rời khỏi nhà quá lâu. Vào một ngày thứ sáu giữa mùa hạ, khi người đưa thư đi ngang qua và gọi ông lão. Không có tiếng trả lời. Người đưa thư bèn nhìn qua cửa sổ và chứng kiến ông ấy đang nằm trong bể máu. Khi cảnh sát đến, anh ta tìm thấy tờ báo của hôm thứ ba, 2 chai sữa ấm và 1 chai sữa lạnh.

Ngày hôm sau, kẻ giết người đã bị bắt. Làm thế nào mà cảnh sát có thể tìm ra thủ phạm nhanh vậy?

Câu 5: Những viên thuốc.

Một kẻ giết người hàng loạt đã bắt cóc mọi người trong làng và bắt họ uống 1 trong 2 viên thuốc: một viên vô hại, viên còn lại có độc. Nạn nhân uống viên thuốc nào, kẻ giết người sẽ uống viên còn lại. Nạn nhân uống viên thuốc với nước và chết, kẻ sát nhân luôn sống.

Làm cách nào thủ phạm luôn uống được viên thuốc vô hại?

Câu 6: Cánh cửa sổ đông lạnh.

Vào một ngày mùa đông nọ, Khang tìm thấy người bạn của mình đã chết trong nhà riêng của anh ta. Khang gọi cảnh sát và nói rằng mình đang đi ngang qua nhà của Lê và quyết định ghé vào.

Anh đã gõ cửa và bấm chuông rất lâu, nhưng không thấy ai trả lời. Tuy nhiên, anh ta có thể nhìn thấy ánh sáng trong phòng thông qua ô cửa sổ đông lạnh. Anh hà hơi làm tan băng trên kính và nhìn thấy Lê nằm trên sàn nhà.

Cảnh sát bắt Khang vì anh là kẻ giết người. Tại sao?

Câu 7: Chất hóa học.

Một nhà hóa học nổi tiếng đã bị sát hại trong phòng thí nghiệm của chính mình. Không hề có bằng chứng phạm tội nào ngoại trừ một mảnh giấy với tên của các chất hoá học trong phòng. Vào ngày ông bị sát hại, nhà hóa học chỉ có 3 khách ghé thăm là Jenny - vợ ông, cậu cháu trai Nicolas và người bạn thân Jack.

Cảnh sát đã lập tức bắt được thủ phạm. Làm sao họ biết được đó là ai?

Đáp án:

Câu 1:

Nam nên sử dụng xẻng để đào và chất đất thành một gò đất dưới cửa sổ, leo lên nó, và trốn khỏi phòng giam.

Câu 2:

Cảnh sát chắc chắn rằng cô Thủy đã nói dối họ bởi vì cửa sổ đã bị phá vỡ từ bên trong. Nếu nó bị vỡ từ bên ngoài, những mảnh kính nhỏ sẽ nằm trên sàn nhà của căn phòng.

Câu 3:

Người giết người là giáo viên toán. Theo lời của ông, ông đã tổ chức một bài kiểm tra giữa kì, nhưng vụ án mạng lại xảy ra vào ngày đầu tiên của năm học.

Câu 4:

Thủ phạm rõ ràng là người đưa thư. Anh ta biết chắc rằng không ai trong nhà này sẽ đọc báo vào thứ Tư hay thứ Năm.

Câu 5:

Cả hai viên thuốc đều vô hại. Chất độc trong ly nước mà nạn nhân đã uống.

Câu 6:

Khang không thể nào làm làm tan băng trên kính cửa vì thông thường nó sẽ bị đóng băng từ bên trong.

Câu 7:

Trên mảnh giấy có một thông điệp từ nạn nhân. Nếu bạn kết hợp tên viết tắt của các chất hoá học trên giấy, bạn sẽ nhận được cái tên: Ni-C-O-La-S.