7 dấu hiệu bạn đang bị người khác coi thường và không tôn trọng

Trong cuộc sống này, có rất nhiều người chỉ quan tâm tới mong muốn và nhu cầu của bản thân mà phớt lờ nhu cầu của người khác, đó có thể là những người đồng nghiệp cùng công ty, người thân trong gia đình, bạn bè hay đối tác.

Việc đặt ra ranh giới và nguyên tắc của bản thân rất quan trọng, vì đó là cách giúp thỏa mãn các nhu cầu của bản thân, và giúp chúng ta cảm thấy an toàn. Những ranh giới này có thể là ranh giới về thể chất, cảm xúc hoặc tình yêu, và nếu không có những ranh giới này, chúng ta có thể sớm bị hút cạn thời gian và năng lượng tích cực.

Vì vậy chúng ta nên xây dựng cho mình những mối quan hệ lành mạnh, để phát triển bản thân và sống vui khỏe, hạnh phúc. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy người khác đang coi thường bạn, và cách để thay đổi cục diện:

Người ta ép bạn nhận những thứ bạn không mong muốn

Việc cảm thấy bản thân được lắng nghe và thấu hiểu rất quan trọng, giống như khi bạn và người ấy cùng một quan điểm là sẽ tiết kiệm tiền và không đòi hỏi tặng nhau những món quà đắt tiền. Đây là một phần quan trọng khi xây dựng mối quan hệ với ai đó.

Nhưng khi bạn bỗng nhiên nhận được một món quà đắt đỏ ngoài mong đợi, bạn bỗng cảm thấy áy náy và có phần cảm thấy có lỗi. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên nói rõ cho đối phương về cảm xúc của bản thân, và nhắc lại về thỏa thuận trước đó khi tặng quà cho nhau.

Bạn cố gắng biện minh cho hành vi của họ.

Ví dụ, bạn sẽ tạo ra lý do để bao che cho những hành động thiếu tôn trọng của người ấy với bạn: “Anh ấy chỉ cư xử như thế này vì anh ấy căng thẳng thôi”, hay “Cô ấy trêu chọc tôi, nhưng tôi biết cô ấy yêu tôi thực sự”...tất cả đều chỉ là cách bạn tự ru ngủ bản thân khỏi thực tế nghiệt ngã mà thôi.

Thay vào đó, bạn nên ngay lập tức tỉnh ngộ và rõ ràng quan điểm rằng bản cảm thấy không vui vì hành động và thái độ của đối phương. Bạn nên thiết lập ranh giới và cảnh báo về hậu quả của hành vi của họ, chẳng hạn như: “Em sẽ cảm thấy không vui nếu anh làm như vậy” hoặc “Anh sẽ không được ngồi ở đây nữa nếu còn tiếp tục như vậy”.

Bạn tự trách bản thân khi mọi việc diễn ra không như ý muốn.

Tình huống này thường xảy ra khi bạn vượt qua giới hạn và gánh vác thêm trách nhiệm của người khác. Ví dụ, nếu bạn và gia đình tổ chức một bữa tiệc, bạn nhận trách nhiệm hoàn toàn cho khâu chuẩn bị. Khi bữa tiệc diễn ra không suôn sẻ, bạn tự trách bản thân vì đã làm không tốt.

Thay vì tự trách bản thân, bạn nên hiểu rằng bạn không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm cho bữa tiệc, và có lẽ mọi chuyện còn tệ hơn vì không ai giúp bạn. Đừng gánh vác trách nhiệm của người khác - hãy chỉ nhận phần trách nhiệm của bản thân và kiên định với quan điểm đó.

Các quyết định của bạn bị phớt lờ

Bất cứ ai xung quanh bạn dù xa lạ hay thân sơ cũng đều có thể làm bạn tổn thương. Ví dụ: Bạn trai có thể ép bạn làm những việc mà bạn không thích, hoặc gia đình không tôn trọng ý kiến của bạn.

Trong trường hợp này, hãy tuyên bố rằng bạn không hài lòng. Sử dụng các cụm từ như: “Cách đó không ích gì” hoặc “Con không vui”. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh giao tiếp và xác định ranh giới của bạn với họ.

Bạn cảm thấy có lỗi khi làm người ta thất vọng.

Điều này có thể thấy trong tình huống bạn đã lên kế hoạch ra ngoài gặp gỡ bạn vè và nhờ người nhà trông hộ trẻ nhỏ, nhưng chồng của bạn liên tục gọi điện cho bạn và nói rằng con nhớ bạn, điều đó khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì đã không ở nhà.

Nhưng hãy nhớ rằng đây là thời gian nghỉ ngơi, xả hơi để tái tạo năng lượng của bạn, và người bạn đời của bạn có trách nhiệm giúp bạn trong tình huống này. Trong trường hợp này, hãy giữ vững lập trường và để người bạn đời của bạn cố gắng giải quyết vấn đề mà không có bạn.

Bạn thường cảm thấy khó chịu sau thời gian ở bên nhau.

Tình huống này có thể xảy ra khi bạn đi ngược lại giá trị và mong muốn của chính mình, vì cảm xúc của bạn không được người khác coi trọng.

Cách giải quyết đó là đầu tiên bạn cần tìm hiểu tại sao bạn lại cảm thấy tức giận, sau đó bạn có thể xác định ranh giới bằng cách cho họ biết cảm giác của bạn. Điều quan trọng là bạn phải nhất quán với ranh giới của bản thân để không tạo ra sự hiểu lầm nào, hoặc khiến người khác nghĩ rằng vấn đề nằm ở bạn.

Bạn nhận thấy họ không chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Nếu ở trong tình huống này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy nghi hoặc chính mình, vì người kia có thể một mực phủ nhận hành động của họ. Đây là một dấu hiệu của "Hiệu ứng gaslight", một hình thức lạm dụng tinh thần phức tạp.

Trong tình huống này, phải vạch rõ ranh giới của bạn, thẳng thắn lên tiêng khi người khác vượt qua chúng và cảnh báo về hậu quả nếu ranh giới bị phá vỡ. Nhưng điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là nếu ai đó luôn cố tình vượt quá giới hạn, thì có thể họ đang cố làm phiền cuộc sống của bạn. Hãy cứ sống theo cách của bạn, và từ chối những mối quan hệ thiếu lành mạnh để luôn vui vẻ.