7 hành động vô tình nhưng sẽ khiến bạn bị đánh trượt khi phỏng vấn xin việc

Nhiều người không ý thức được rằng việc trả lời thiếu lưu loát, và có quá nhiều “à,..ừm..” có thể tạo cảm giác bạn thiếu thông minh hoặc thiếu tự tin. Điều đó nói lên rằng, cách lựa chọn ngôn từ của bạn có thể quyết định sự thành bại của một buổi phỏng vấn.

Mặc dù tâm lý học nói rằng chỉ mất 7 giây để tạo ấn tượng ban đầu với người đối diện, nhưng sức mạnh duy trì hoặc tái tạo ấn tượng tốt đẹp đó lại đến từ lời nói của bạn.

Dưới đây là những tác nhân có thể cản trở khả năng thành công trong cuộc phỏng vấn của bạn và giải pháp thay thế được các chuyên gia nhân sự khuyên dùng:

"À…Ừm ..."

Mặc dù nó có vẻ đây là một phần trong quy chuẩn vốn từ hàng ngày của chúng ta, nhưng việc sử dụng những từ tranh thủ thời gian như “ừm…” hoặc “à…” không nên áp dụng trong bài phát biểu trang trọng. Các chuyên gia gọi những từ như vậy là từ phụ hoặc từ nang, được sử dụng khi chúng ta bí ý tưởng và không nghĩ ra điều gì để nói. Việc lặp lại những từ này thực sự có thể hủy hoại ấn tượng tốt đẹp của bạn, đặc biệt nếu bạn đang phỏng vấn vào trị trí bán hàng hoặc PR, hay bất kỳ công việc nào đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt.

Thay vào đó, bạn có thể nói gì: Hãy tạm dừng. Cách này sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ về những gì cần nói tiếp theo, và cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang đưa ra câu trả lời, đáp án hoặc quan điểm của bạn thân.

"Anh/Chị có thể cho tôi biết thêm về công ty?"

Đặt một câu hỏi về công ty có vẻ như bạn đang thể hiện sự quan tâm, nhưng cách này thường gây bất lợi cho bạn. Là một ứng viên cho một công ty nào đó, bạn có trách nhiệm tự nghiên cứu về doanh nghiệp đó. Hãy tự tìm hiểu và nghiên cứu về công ty, bạn sẽ cho người phỏng vấn thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến công ty, và bạn đã dành thời gian để tìm hiểu họ trước khi họ biết đến bạn.

Thay vào đó, bạn có thể nói gì: Hỏi về các dự án cụ thể, hoặc công việc cụ thể của bộ phận (mà bạn đang ứng tuyển)

Kế hoạch tăng trưởng của công ty trong 3 năm tới là gì?

Văn hóa công ty như thế nào?

Đặt những câu hỏi cụ thể hơn về những vấn đề mà bạn không thể tìm thấy câu trả lời trên trang web của công ty.

"Mức thù lao là bao nhiêu?"

Lương thưởng đóng một vai trò lớn góp phần tao nên động lực của một người với công việc của họ. Tuy nhiên, nên tránh đề cập đến mức lương và phúc lợi trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng vấn đầu tiên là để bạn cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy bạn là ai, và bạn có khả năng mang lại những gì cho tổ chức chứ không phải những gì bạn có thể nhận được từ họ. Bạn có thể nêu lên những lo lắng của mình về mức lương nếu người phỏng vấn chủ động nhắc đến, hoặc khi công ty liên hệ lại với bạn hoặc trong cuộc phỏng vấn thứ hai.

Bạn có thể nêu nhu cầu về mức lương nếu người phỏng vấn đề cập, khi công ty liên hệ lại hoặc trong cuộc phỏng vấn thứ hai.

"Xin lỗi tôi tới trễ."

Một lời xin lỗi chóng vánh, ngay trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra, là một việc không nên làm, và tốt hơn hết bạn không nên đến trễ. Việc đến trễ trong một cuộc hẹn không chỉ gây ấn tượng xấu cho người phỏng vấn, mà còn cho thấy bạn không quan tâm đến thời gian của họ.

Thay vào đó, bạn có thể nói gì: Tốt hơn nên đến đúng giờ!

"Tôi có bằng ..."

Mặc dù có thể dễ dàng phô trương các chứng chỉ học tập của bạn, nhưng tốt nhất là bạn nên kiềm chế bản thân không nên đưa ra trong cuộc phỏng vấn, trừ khi người phỏng vấn yêu cầu. Hãy nhớ rằng bằng cấp và chứng chỉ đã được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bạn, vì vậy người phỏng vấn đã biết bạn đã học ở đâu và thành tích của bạn ra sao. Cũng cần lưu ý rằng học thuật chỉ là một khía cạnh mà công ty đang xem xét, bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng và con người của bạn.

Thay vào đó, bạn có thể nói gì: Chờ người phỏng vấn hỏi về trình độ học vấn của bạn.

Mặc dù tôi đã gặt hái được những thành tích ở trường, nhưng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Tôi mong muốn được chia sẻ và học hỏi tại quý công ty.

Nếu bạn không có bằng cấp, hãy tập trung vào kinh nghiệm hoặc thế mạnh của bạn: Mặc dù tôi không có nền tảng giáo dục trong lĩnh vực x, nhưng tôi đã ở vị trí x trong x năm và đã làm / đạt được những điều này….

Sếp cũ của tôi thế này...

Đây không phải là lần đầu bạn đi phỏng vấn, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu liên quan tới đồng nghiệp cũ, sếp cũ hay chỗ làm cũ. Đừng cố mang những kỷ niệm không hay đến buổi phỏng vấn để cho bõ tức hay nói xấu sếp cũ, đồng nghiệp cũ làm gì. Chỉ nên tập trung vào việc trưng ra cho nhà tuyển dụng thấy ưu điểm của bạn, và khả năng sẵn sàng đối đầu với áp lực hay khó khăn. Nói xấu người khác sẽ chỉ đem lại tác động tiêu cực tới bạn về lâu về dài.

Bạn có thể nói rằng mình không nhìn thấy triển vọng thăng tiến sự nghiệp ở chỗ làm cũ.

Tôi chưa bao giờ làm việc này.

Trung thực và thẳng thắn quá không phải là tốt. Nếu bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, nên nêu bật điểm mạnh, kỹ năng thay vì nói không có kinh nghiệm.

Bạn có thể nói:

Dù kinh nghiệm của tôi hạn chế, nhưng tôi đã tham gia khóa học ngắn hạn và hỗ trợ quản lý...

Trong những năm đại học, tôi đã hoạt động trong tổ chức A, tổ chức này giúp tôi có một số kinh nghiệm về...v