1. Những ông bố tay không rời điện thoại
Có rất nhiều ông bố mải mê với điện thoại mà bỏ quên con cái. Nếu người cha luôn chú ý đến điện thoại, dần dần trẻ bắt đầu nghi ngờ và phủ nhận giá trị tồn tại của bản thân. Một khi ý thức thấp về giá trị, trẻ sẽ trở nên tự ti và mặc cảm.
Hơn nữa, bố mải mê sử dụng điện thoại di động cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Những đứa trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến điện thoại di động và phát triển thói quen xấu là nghịch điện thoại giống như cha của chúng.
Một người cha có trách nhiệm với con cái nên biết cách nhìn nhận lại hành vi và không ngừng hoàn thiện bản thân. Chơi với điện thoại di động không phải xấu, nhưng cần có chừng mực và không nên nghịch điện thoại trước mặt trẻ. Nên dành nhiều thời gian hơn cho con như tham gia các hoạt động ngoài trời, đọc sách, chơi Lego, các trò chơi cha mẹ - con cái, chạy và leo núi...
2. Những ông bố hút thuốc
Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe người xung quanh, đặc biệt trẻ nhỏ là không cần phải bàn cãi. Người bố thường xuyên hút thuốc, con dễ bị viêm phế quản và viêm phổi.
Ngoài ra, nó còn gây hại đến khả năng học tập của trẻ, khả năng đọc, suy luận và toán học. Các ông bố hút thuốc nên tìm cách giảm dần hoặc hút ở nơi không ảnh hưởng đến người xung quanh.
3. Những ông bố thường xuyên la mắng con cái
Khí chất và tính cách của một người đàn ông không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình. Người bố nào biết kiềm chế cảm xúc, chịu nhường nhịn gia đình thì thường sẽ gặt hái được hạnh phúc viên mãn, con cái sống lạc quan, vui vẻ.
Nhưng những ông bố cục cằn, luôn mất bình tĩnh, thậm chí có xu hướng bạo lực, mặc dù họ có thể bảo vệ gia đình một phần nào đó nhưng sẽ khiến cho con cảm thấy sợ hãi và lo lắng.
Trẻ sẽ ngại giao tiếp với bố vì sợ bố nổi giận bất cứ lúc nào, lại càng sợ bị bố đánh, mắng vì những lỗi nhỏ nhặt. Ngoài ra, sự nóng nảy của người bố cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ, đồng thời sẽ lây nhiễm tính khí xấu cho trẻ.
4. Những ông bố 'vắng mặt' trong tuổi thơ của con
Họ là những ông bố vẫn ở cùng nhà, thậm chí cùng ăn tối hàng ngày với con cái nhưng hoàn toàn "vắng mặt" trong việc lớn lên cùng con. Ở Trung Quốc gần đây ra đời khái niệm "giáo dục góa" nhằm chỉ sự thờ ơ của người cha trong việc nuôi dạy con.
Trong quá trình trưởng thành của nhiều đứa trẻ, bố luôn là "người vô hình", ít tương tác, giao tiếp. Những người đàn ông này nghĩ rằng việc nuôi dạy con là trách nhiệm của người mẹ, những gì họ cần làm là kiếm tiền để tạo điều kiện kinh tế tốt nhất cho trẻ.
5. Những ông bố gia trưởng
Không ít ông bố muốn kiểm soát mọi thứ, tự quyết định và áp đặt lên con. Nếu sự kiểm soát của người cha quá mạnh mẽ, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con sau này. Đối với con trai, sự độc tài của cha sẽ trở thành dấu ấn trong tâm trí. Đứa trẻ có khả năng thành bản sao của bố.
Các ông bố nên học cách cho con thể hiện bản thân, chấp nhận con, cho phép con làm những gì mình thích theo tốc độ riêng của chúng.
Người cha có lợi thế trong việc trau dồi nhận thức về quy tắc, giới tính, tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, sự kiên trì cũng như những phẩm chất tốt đẹp khác. Sự vắng mặt của người cha có thể khiến trẻ lạc lối trong quá trình tăng trưởng như: con trai thiếu nam tính và con gái không biết cách hòa hợp với người khác giới. Những đứa trẻ luôn có bố đồng hành cũng sẽ có trí tuệ cảm xúc và óc sáng tạo cao hơn những đứa trẻ nhận sự thờ ơ của bố.
Trong quá trình trưởng thành của nhiều đứa trẻ, bố luôn là "người vô hình", ít tương tác, giao tiếp. (Ảnh minh hoạ)
6. Những ông bố "hèn nhát", không có tính quyết đoán
Thành quả, khả năng và lòng dũng cảm của một người quyết định thành công của chính họ. Sẽ có nhiều chông gai và nghịch cảnh trong cuộc sống, chỉ khi đàn ông can đảm tiến lên, họ mới có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình mình. Và những người bố như vậy cũng chính là hình mẫu tốt nhất cho con cái, dạy chúng trở nên năng động và chăm chỉ.
Nhưng một số ông bố lúc bình thường rất dễ bị thuyết phục, không chỉ bằng lòng với hiện trạng mà còn sống buông thả, vô kỷ luật, thiếu tinh thần chiến đấu. Những ông bố này thậm chí sẽ chọn cách trốn thoát khi gặp biến cố hoặc đứng trước những quyết định lớn. Cách làm và tính cách này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ và khiến đứa trẻ trở nên yếu đuối.
7. Những ông bố thất hứa
Trước 10 tuổi, cha là bầu trời trong mắt con. Tuy nhiên, nhiều ông bố luôn lấy lý do thời gian và công việc bận rộn để bào chữa cho sự thất hứa với con. Dùng lời lẽ ngụy biện vì nghĩ con còn nhỏ nên bịa ra lý do chiếu lệ.
Người cha không trung thực sẽ đánh mất lòng tin trong đứa trẻ, tâm lý bất an. Hơn bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng cần giữ lời với con, đừng nên hứa tùy ý.