Với những người đang yêu, việc nắm tay người mình yêu vào lễ đường là khoảnh khắc bất kỳ ai cũng mong đợi. Dù ở quốc gia nào đi nữa, việc tổ chức hôn lễ đều vô cùng quan trọng và mang những nét đặc trưng riêng và mang văn hóa của quốc gia đó.
Vì vậy, mặc dù có một số điểm tương đồng giữa một số phong tục hoặc truyền thống, nhưng mỗi nơi và thậm chí mỗi vùng, đều có thể có những đặc thù và điểm khác biệt thú vị của riêng mình.
1. Pháp
Theo phong tục, chiếc nhẫn được sử dụng trong màn cầu hôn là vật gia truyền do cha mẹ chú rể để lại. Sau khi lời cầu hôn đã được chấp nhận, nếu bố mẹ chú rể đồng ý, cô dâu và chú rể có thể quyết định xem họ có thể thay đổi hình dạng, kích cỡ của chiếc nhẫn. Nếu chỉ được bố mẹ tặng viên đá, họ có thể chọn thiết kế chiếc nhẫn theo ý của riêng mình.
2. Scotland
Ở đất nước này, đàn ông cần phải chứng minh giá trị của mình bằng cách trải qua một loạt thử thách trong một buổi lễ được gọi là The Speerin do cha của cô dâu đưa ra. Theo đó, nếu chú rể tương lai có thể hoàn thành những thử thách đưa ra một cách xuất sắc, thì cặp đôi có thể kết hôn.
3. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Tại đất nước này, truyền thống kết hôn được cho là khá nghiêm ngặt với một loạt các giao thức và quy tắc phải được tuân theo. Theo đó, nếu muốn kết hôn, chú rể phải bày tỏ tình cảm và ý định của mình với mẹ ruột và sau đó bà sẽ đến gặp mẹ cô dâu và ngỏ lời cầu hôn với con gái của họ.
4. Nhật Bản
Tại Nhật Bản, lễ đính hôn của cô dâu và chú rể được gọi là "yuino" với nghi thức gặp nhau giữa hai bên gia đình. Trong lần tụ họp này, hai bên trao nhau 9 món quà được gói trang trọng. Những món quà này tượng trưng cho tình cảm và ý định tốt đẹp của họ cho cuộc hôn nhân tương lai.
5. Ireland
Truyền thống của Ireland xoay quanh một chiếc nhẫn có tên là Claddagh với hình một trái tim đội vương miện được giữ bởi 2 bàn tay đan vào nhau. Đây là một món đồ trang sức mang đầy tính biểu tượng của tình yêu.
6. Ấn Độ
Phong tục Ấn Độ quy định rằng gia đình cô dâu có trách nhiệm chấp nhận lời cầu hôn của phía chú rể. Một sự kiện được gọi là mangni hoặc nischitartham sẽ được tổ chức với sự tham gia của các thành viên trong gia đình hai bên. Tại đây, cô dâu chú rể thực hiện nghi trao đổi lời thề và chính thức đính hôn. Việc cô dâu vẽ những hình xăm mehndi hoặc henna trong 2 hoặc 3 ngày trước đám cưới cũng là một tục lệ độc đáo tại nước này.
7. Fiji
Ở Fiji, có một truyền thống đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều chẳng mảy may biết đến. Theo đó, chú rể và nhà trai sẽ mang một món quà đặc biệt đến nhà gái. Món quà đó là chiếc răng của cá nhà táng để xin phép tổ bố mẹ cô dâu được tổ chức hôn lễ. Được biết, phong tục này thực sự phổ biến ở các vùng nông thôn của Fiji, tuy nhiên, một vài gia đình sống ở thành thị vẫn làm theo truyền thống này.
Nguồn: Bored Panda
https://ahadep.com/7-phong-tuc-cuoi-hoi-doc-la-tren-khap-the-gioi-cho-thay-muon-ket-hon-cung-gian-nan-khong-it-20220911125227225.chn