Có nhiều cách phức tạp nhưng cũng rất hiệu quả về cách đầu tư và kiếm ra tiền. Nhưng với hầu hết các trường hợp, chúng chỉ hiệu quả với những người có khiếu kinh doanh. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là không có cơ hội để những người không có khiếu kinh doanh như chúng ta làm giàu. Chúng ta hãy thử tìm hiểu về một số thủ thuật và cách tiếp cận khác.
Dưới đây là một vài giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giúp bạn tích lũy và dư dả hơn, cùng tham khảo và áp dụng nhé!
1. Đầu tư vào bản thân.
Đầu tư vào bản thân là kiểu đầu tư tốt nhất cho tương lai. Và bạn càng sớm nhận ra điều này thì càng tốt, vì khi còn trẻ bạn càng có nhiều trải nghiệm, điều đó sẽ càng giúp ích cho bạn về sau này.
Tất nhiên, đó là việc đầu tư về học tập và trải nghiệm những điều mới. Điều đó không có nghĩa là bạn nhất thiết phải cố sức lấy được một tấm bằng đại học cho bằng bạn bằng bè mà thay vào đó, hãy thử tìm hiểu về điều mà bạn thực sự quan tâm. Đọc sách, tham gia một khóa học trực tuyến, lấy chứng chỉ hoặc đăng ký vào các chương trình phát triển cá nhân đều là những lựa chọn tuyệt vời. Và bạn càng đầu tư vào bản thân , bạn càng trở nên có giá trị. Trong thế giới hiện đại, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận với các nguồn kiến thức mở hoàn toàn miễn phí: hãy thử nghiệm và xem bạn có thể nhận được gì nhé.
2. Ghi nhớ quy tắc 3 – 8 giờ.
Thông thường trung bình, chúng ta làm việc 8 giờ mỗi ngày, ngủ 8 giờ mỗi đêm và có khoảng 8 giờ rảnh rỗi. Chúng tôi bán giờ làm việc của mình cho người khác, và dành giờ ngủ cho cơ thể. Vì vậy, cách duy nhất để trở nên tốt hơn là dành 8 giờ cuối cùng trong ngày một cách khôn ngoan. Hãy làm những việc có thể hữu ích trong viễn cảnh dài hạn, như nắm vững các kỹ năng bạn đã có hoặc trau dồi những kỹ năng mới thay vì chỉ ngồi lướt web một cách trống rỗng.
3. Chi tiêu ít hơn và bạn sẽ tự do và linh hoạt hơn.
Các bài viết về mẹo giúp bạn giàu có hoặc thành công thường khuyên bạn nên chi tiêu ít hơn. Và mẹo này thực sự có ý nghĩa. Hãy tưởng tượng bạn đang làm công việc mà bạn ghét, sống ở một nơi bạn không thích và có thể thay đổi mọi thứ khi bạn muốn. Khi bạn bắt đầu tiết kiệm nhiều tiền hơn, bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn. Và dần dần, bạn có thể làm những việc thực sự quan trọng với bạn.
4. Thực hiện theo quy tắc 24 giờ.
Khi mua sắm, chúng ta có thể bị cuốn theo cảm xúc. Khi chúng ta sẽ mua một thứ đắt tiền, chúng ta thậm chí có thể phát điên vì đã bỏ ra quá nhiều tiền. Còn khi chúng ta mua một thứ rẻ tiền, chúng ta dễ dàng bỏ tiền ra mà không cần suy nghĩ, bởi số tiền chi ra không đáng kể và đó là cách nhanh chóng để có một niềm vui. Nhưng khi bạn gộp tất cả những thứ nhỏ nhặt mà bạn cảm thấy chẳng đáng là bao lại, bạn lại thấy bản thân đã chi một khoản khổng lồ và điều đó thật lố bịch.
Vì vậy, để cắt giảm chi phí mua sắm không cần thiết, bạn phải tuân theo quy tắc 24 giờ. Hãy đợi sau 1 ngày để mua hàng. Khi đó bạn sẽ bình tĩnh lại, và cuối cùng bạn có thể nhận ra bản thân thực sự có cần đến thứ đó hay không. Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng những thứ bạn quyết định không mua.
5. Mỗi ngày, dành 1 phút để kiểm tra chi phí của bạn.
Thủ thuật này đơn giản đến bất ngờ nhưng nó cho phép bạn kiểm soát chi phí hàng ngày. Vào giữa mỗi ngày, hãy dành 1 phút để kiểm tra và suy nghĩ về các khoản chi tiêu mà bạn đã chi trong ngày. Điều này sẽ cho phép bạn phát hiện ra các vấn đề trong chi tiêu, giúp bạn tiết chế việc tiêu tiền, và xác định số tiền thông thường bạn cần cho mỗi ngày là bao nhiêu.
6. Trước mỗi lần mua sắm, hãy so sánh.
Một cách nữa giúp bạn cân nhắc kỹ hơn về những thứ sẽ mua để tránh sự thất vọng trong tương lai là hãy nghĩ đơn giản thôi. Ví dụ, khi bạn thấy một chiếc áo len cashmere tuyệt đẹp trong cửa hàng, nhưng bạn không quá cần đến nó hoặc giá quá cao, dẫn đến những khó khăn khi ra quyết định. Hãy nghĩ về điều này: Chiếc áo len này quan trọng hơn hay kỳ nghỉ tuyệt vời vào tháng tới quan trọng hơn?
7. Đi mua sắm một mình
Khi đi mua sắm với bạn bè, chúng ta thường tiêu nhiều tiền hơn vì nhiều lý do khác nhau. Chúng ta ghé qua nhiều quầy hàng hơn là khi chúng ta đi một mình, và khi thử quần áo, bạn bè thường cổ vũ và khuyến khích chúng ta mua đồ. Tâm trạng chung của chúng ta luôn tốt hơn khi đi mua sắm với bạn bè, vì vậy chúng ta sẽ muốn chi tiêu nhiều hơn.
Bí quyết rất đơn giản: khi bạn muốn gặp gỡ bạn bè, hãy đi dạo trong công viên cùng nhau. Mua sắm không nên trở thành một trò tiêu khiển mà là một nhiệm vụ nghiêm túc.