8 bệnh tâm lý tiềm ẩn khiến nửa kia rình mỏ xem trộm điện thoại của người yêu

Đôi khi, việc kiểm tra điện thoại của nửa kia tạo cho chúng ta cảm giác phấn khích, đặc biệt là khi họ không phát hiện ra hành động ‘xâm phạm’ của chúng ta. Theo nghiên cứu, có đến 34% phụ nữ và 62% nam giới thường xuyên kiểm tra điện thoại của nửa kia. Đáng ngạc nhiên hơn là không phải chỉ khi nghi ngờ hay ghen tuông người ta mới lục lọi những tin nhắn hay hòm thư trên điện thoại của nửa kia, mà những vấn đề về tâm lý hay tinh thần cũng thôi thúc chúng ta làm điều tương tự.

Dưới đây là 8 lý do giải thích cho hành động mang tính chiếm hữu này của mọi người khi yêu:

Thiếu tự tin vào bản thân

Mặc dù trong thâm tâm bạn có thể nghĩ rằng ‘Mình không tin tưởng người ấy thì còn tin được ai’, nhưng hành động thì đôi khi không đồng nhất với suy nghĩ. Trong hầu hết các trường hợp, khi người ấy xem qua tin nhắn văn bản, email, DM, v.v., của bạn, chắc chắn họ chưa thực sự tin tưởng đối phương và cảm thấy cần phải xác nhận .

Ngay cả trong một mối quan hệ ổn định, lâu dài, mọi người thường có tâm lý tin rằng có thể nửa kia đang gặp gỡ ai đó tốt hơn mình, và có thể dễ dàng bị thu hút bởi một người khác.

Sợ bị lừa dối

Trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai phải tin tưởng lẫn nhau và tôn trọng quyền riêng tư, không gian cá nhân của nhau. Nhưng nếu một hai luôn muốn theo dõi mọi thứ của đối phương, đây có thể là thời điểm để đặt câu hỏi nghiêm túc về mối quan hệ.

Có lẽ nửa kia của bạn không chắc chắn về mục tiêu cuộc sống của bạn. Hoặc có lẽ họ chưa quyết định liệu họ có muốn ở bên bạn lâu dài hay không. Dù sao việc rình mò chứng tỏ rằng bạn và đối phương có những giá trị hoàn toàn khác nhau, và cả hai nên chia sẻ về điều đó càng sớm càng tốt.

Có suy nghĩ muốn ‘cắm sừng’ bạn

Việc tò mò về cuộc sống cá nhân của bạn có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho bạn về những suy nghĩ sâu xa của đối phương. Nói cách khác, nếu một người nghi ngờ bạn, thì rất có thể chính người đó đang có hành vi vụng trộm sau lưng bạn.

Mất niềm tin vào bạn

Sự tin tưởng là nền tảng của một mối quan hệ bền vững. Lòng tin của một người đối với nửa kia có thể phụ thuộc rất nhiều vào những trải nghiệm của họ trong quá khứ. Nếu một người luôn cảm thấy hoài nghi về tình cảm của bạn, rất có thể trước đây họ đã từng bị lừa dối.

Sau khi trải qua những tổn thương về tình cảm, người ta thường trở nên nhạy cảm quá mức và bất kỳ cử chỉ hay lời nói đơn thuần nào của bạn cũng có thể khiến họ cảm thấy hoài nghi. Trong trường hợp này, nửa kia của bạn nên hiểu rằng việc hoài nghi phát sinh từ vấn đề của riêng họ chứ không phải của bạn.

Thích xâm phạm vào không gian riêng của bạn

Trong mọi mối quan hệ đều có một ranh giới nhất định, và việc vượt qua giới hạn cho phép đều khiến một trong hai cảm thấy không vừa lòng. Vì vậy, nếu bạn đã chia sẻ rõ ràng rằng bạn muốn có không gian riêng, nửa kia nên biết cách tôn trọng quyền riêng tư của bạn.

Nếu họ vẫn không quan tâm tới nhu cầu cá nhân của bạn mà tiếp tục kiểm tra điện thoại của bạn thường xuyên, theo thời gian bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Hơn nữa, nếu một người không tôn trọng quyền riêng tư của bạn thì về lâu về dài họ cũng sẽ không để tâm tới ý kiến hay cảm xúc của bạn.

Sợ nói chuyện cởi mở

Nếu bạn thấy nửa kia có hành vi mờ ám, và đã bắt đầu kiểm tra điện thoại của bạn thay vì bày tỏ tình cảm của họ một cách cởi mở và trung thực, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy họ đang che giấu điều gì đó .

Hoặc đó chỉ đơn giản là những điều vô nghĩa hoặc hành vi gian dối thực sự, bạn chỉ có thể biết được sự thật bằng cách hỏi họ. Một người trung thực sẽ không ngại chia sẻ với bạn về vấn đề mà họ đang tìm hiểu hoặc điều mà họ mong muốn từ bạn là gì.

Thèm khát sự chú ý

Hãy suy nghĩ xem hai bạn gần đây có thường xuyên trò chuyện với nhau không. Nếu hai bạn đã khá lâu rồi không trò chuyện với nhau nhiều như trước đây hoặc không vui vẻ với nhau nữa thì đó chính là nguyên nhân khiến nửa kia bắt đầu hoài nghi và muốn kiểm soát bạn.

Đối tác của bạn chỉ cảm thấy tò mò về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn và muốn dành nhiều thời gian hơn cho bạn, nhưng vì một số lý do, bạn không thể mở lòng với hành động đó.

Không sẵn sàng cho mối quan hệ nghiêm túc

Nếu đối tác của bạn thích kiểm tra điện thoại của bạn sau lưng hơn là thẳng thắn nói chuyện với bạn, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy họ chưa đủ chín chắn trong tình cảm. Họ có thể giải thích hành vi của bản thân theo cách này – “Em chỉ muốn biết ai đã gọi cho anh và em không hề ghen”. Nhưng rõ ràng họ có thể hỏi bạn mà không cần phải ‘chơi trò thám tử’.

Nếu họ không thể tự tin để hỏi bạn những câu hỏi đơn giản như vậy, khả năng cao họ cũng không thể đối mặt với những câu hỏi lớn hơn liên quan tới mối quan hệ hay tương lai của hai bạn. Vì vậy, có lẽ họ chỉ chưa sẵn sàng để xây dựng một mối quan hệ nghiêm túc tại thời điểm hiện tại.