Những lời chia sẻ thiếu thấu cảm và thờ ơ được gán mác “động viên” vô tình áp đặt chúng ta phải lạc quan một cách vô lý với những điều tồi tệ đã trải qua. Một số lời cổ vũ có vẻ tích cực, nhưng thực tế chúng chỉ khơi gợi những cảm xúc tiêu cực của người nghe mà thôi.
Dưới đây là những cụm từ bạn nên tránh bình luận sau khi lắng nghe những chia sẻ từ một người vừa gặp những khó khăn hoặc trải nghiệm không mấy vui vẻ:
"Cậu gặp rắc rối rồi…”
Cụm từ này chỉ nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của một tình huống, và không mang lại bất kỳ hy vọng nào cho người nghe về tương lai của họ. Lần tới, người đó sẽ suy nghĩ kỹ xem có nên chia sẻ vấn đề của mình với bạn hay không.
- Trong tình huống này, bạn nên nói: “Có lẽ mày đang cảm thấy không vui. Mày có thể gọi cho tao khi cần ”.
"Tôi từng như thế rồi/Tôi từng ở đó rồi”
Khi ai đó đang đau buồn, bạn có thể nghĩ rằng bạn hiểu cảm giác của họ, thế nhưng trải nghiệm của mỗi người luôn không giống nhau. Mỗi người đều có câu chuyện và tình huống riêng của họ. Chia sẻ về sự tương đồng trong trải nghiệm của bạn với người vừa trải qua một việc khó khăn sẽ không giúp họ cảm thấy tốt hơn.
Thay vào đó, hãy thử nói: “Tôi đã trải qua một tình huống tương tự trước dây, nhưng tôi đã cố gắng trở lại cuộc sống bình thường. Tất nhiên tình huống của cậu không giống tôi, nhưng tôi tin rằng những kinh nghiệm của bản thân có thể giúp bạn vượt qua khó khăn này”.
"Thế cũng chưa phải là điều tệ nhất đâu mà/Thế đã là gì, bình thường thôi…”
Việc so sánh hoàn cảnh của bản thân với những người nghèo khổ, bữa no bữa đói…không thể nào khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt nếu bạn ở quanh những người sinh ra ở vạch đích chẳng hạn. Một số người có xu hướng muốn đơn giản hóa vấn đề của bạn (thường là không cố ý) bằng cách nói những điều tầm thường, và khiến bạn cảm thấy tội lỗi về những cảm xúc tiêu cực của mình, mà theo họ là “chuyện bé xé ra to”.
Trong tình huống này, nếu bạn là người động viên, hãy nói: "Mày có cần tao giúp gì không?" Hay là tao giúp mày….(một vài việc có thể) nhé!
"Tớ chưa từng ưa anh ta"
Giả sử bạn của bạn đang đau khổ vì đàn ông, và bạn biết điều đó. Để tăng thêm động lực cho người bạn của mình, bạn nói rằng “Tớ chưa bao giờ nghiêm túc với đàn ông”. Thế nhưng điều đó sẽ không giúp ích được gì, vì những định kiến về đàn ông của bạn nếu chia sẻ với một người đang đau khổ, chỉ làm họ cảm thấy tồi tệ hơn.
Cách tốt hơn để an ủi họ là: "Cậu xứng đáng gặp được một người trân trọng giá trị của mày, và cậu chắc chắn sẽ tìm thấy họ."
"Tớ đã nói rồi mà."
Khi một người gặp rắc rối, họ vốn đã cảm thấy đủ khó chịu rồi. Cụm từ này chỉ khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn – và nó có thể gây ra sự căm tức và nóng giận. Những người nghĩ rằng họ luôn đúng sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội bới móc những sai lầm của người khác. Cụm từ trên cũng đồng nghĩa với "Tôi không quan tâm, tất cả là lỗi của cậu."
Cách tốt hơn để thể hiện sự quan tâm là nói với người đó: "Tao rất lo cho mày”.
"Tôi rất muốn giúp nhưng ..."
Người này không thể trực tiếp từ chối giúp đỡ bạn, nhưng luôn có cớ để không thể giúp. Trong khi những người khác đưa ra những lời hứa mà họ không thể thực hiện.
Tốt hơn bạn nên thẳng thắn hơn: "Xin lỗi cậu, giờ tớ không thể giúp cậu được rồi."
"Chắc chắn là có lý do nào đó cho việc này”
Cụm từ này thường được những người tin vào số phận, mê tín dị đoan, hay mù quáng về tín ngưỡng nào đó, tôn sùng ai đó quá mức, và họ thốt lên điều này để đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác. Người nói những lời này tin rằng mọi chuyện đều có nguyên do của nó, và không có gì gọi là tình cờ cả.
Tuy nhiên, thay vì kiếm cớ, hãy xoa dịu người khác bằng câu: “Ước gì tớ có thể làm gì đó để giúp cậu tốt hơn, nhưng chắc cậu vẫn phải tự vượt qua mọi chuyện. Nhưng tớ sẽ luôn ở bên khi cậu cần. ”
"Không sao đâu! Đừng lo lắng quá! ”
Cụm từ này làm giảm giá trị cảm xúc của bạn và mọi thứ quan trọng đối với bạn. Những nỗ lực động viên và an ủi này chỉ khiến người nghe cảm thấy bực mình hơn. Bởi vì họ sẽ cảm thấy trải nghiệm và cảm xúc của họ đang bị coi nhẹ.
Tốt hơn bạn nên nói “Dù sao thì vẫn có tớ bên cạnh cậu. Mọi chuyện sẽ ổn thôi”