8 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị người yêu lợi dụng, điều khiển mà không biết

Hành vi thao túng tâm lý trong các mối quan hệ là một cách để thể hiện quyền lực và thói quen kiểm soát người khác. Bạn có thể tìm hiểu, ngăn chặn và loại bỏ loại hành vi này nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần cẩn thận và xử lý một cách khôn khéo, tránh làm cho tình hình tồi tệ hơn và hủy hoại mối quan hệ của bạn.

Dưới đây là 8 hình thức thao thúng tâm lý mà bạn có thể tìm hiểu và cách khắc phục:

Họ áp đảo bạn những thành tích, kiến thức chuyên môn của họ

Nó được gọi là một hành vi ‘thao túng bằng trí tuệ’. Nói một cách đơn giản, người ấy liên tục đưa ra những thông tin thú vị để thể hiện kiến thức và kỹ năng của họ. Trong tình huống này, bạn có thể cảm thấy kém hiểu biết và ngốc nghếch nếu bạn không biết cách phản ứng phù hợp.

Làm thế nào để tránh tình huống này:

Trước hết, bạn nên hiểu rằng có thể nửa kia của bạn giỏi trong một số lĩnh vực, nhưng bạn có thể là chuyên gia ở những lĩnh vực khác

Đề nghị người ấy nói về những gì bạn và người ấy có điểm chung

Yêu cầu sự tôn trọng từ đối phương, nếu người ấy nói bạn ngu ngốc hoặc thiếu kiến thức.

Họ nói rằng họ yêu bạn nhưng những lời nói đó đi kèm những thứ mà họ muốn

Một số tình huống như: “Anh rất vui khi được em giới thiệu với bạn em. Nhưng thật tình anh cảm thấy hơi chán.” Đây là một cách khiến bạn cảm thấy mình có lỗi.

Người ‘giật dây’ luôn cố gắng thể hiện rằng họ đã làm rất tốt, còn bạn thì không nhìn thấy hoặc không đánh giá cao hành động của họ.

Làm thế nào để tránh tình huống này:

Tập trung vào nửa kia, đừng để tâm tới cảm giác tội lỗi của bạn. Bạn có thể hỏi một câu hỏi như, “Anh có thực sự mong đợi tôi làm….?” hay “Anh đang hỏi ý kiến em hay chia sẻ với em vậy??

Hãy nhớ rằng bạn có quyền được hạnh phúc.

Họ không cho bạn thời gian để quyết định

Họ khiến bạn cảm thấy có vẻ như bạn có một sự lựa chọn nhưng thực ra bạn không có. Mọi thứ họ muốn từ bạn đều ở trong ‘tình huống khẩn cấp’ cần được giải quyết ngay, nếu không họ sẽ buồn. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên.

Làm thế nào để tránh tình huống này:

Hãy nhớ rằng bạn có ranh giới cá nhân của riêng bạn.

Thử hỏi nửa của bạn những yêu cầu của họ nghe có công bằng không

Không cần phải giải thích nhiều nếu bạn không thể thực hiện yêu cầu của họ ngay lập tức. Bạn có thể nói rằng bạn yêu cô/anh ấy, nhưng bây giờ có những việc quan trọng khác phải làm và sẽ thực hiện yêu cầu của họ ngay sau khi công việc của bạn hoàn thành.

Chọc cười, trêu đùa vô duyên cũng là một hình thức thao túng.

Có một loại người thích đưa ra những nhận xét mang tính phê phán, và những câu chuyện cười khiến bạn cảm thấy bẽ mặt. Tuy nhiên, bị chính người mình yêu quý đưa ra làm trò cười thực sự khiến chúng ta cảm thấy thật tồi tệ, và nó có thể ảnh hưởng tới tình cảm của cả hai.

Làm thế nào để tránh tình huống này:

Hãy cố gắng bình tình

Cố gắng bỏ qua hành động của họ.

Đáp lại bằng thái độ hài lòng, không phải bằng giọng điệu giận dữ.

Họ làm cho bạn tin rằng bạn muốn chính xác những gì họ muốn.

Không có chỗ cho sự thỏa hiệp trong trường hợp này bởi vì điều duy nhất bạn có thể làm là cố gắng không xúc phạm đối tác của mình. Chỉ mong muốn của họ là quan trọng, vì vậy bạn bị buộc phải hy sinh nguyện vọng của bạn.

Làm thế nào để tránh điều đó:

Trước hết, hãy cố gắng phân tích điều bạn thực sự muốn là gì. Cũng có thể bạn muốn một cái gì đó khác.

Đừng sợ nói với nửa kia rằng bạn có kế hoạch khác hoặc ý kiến khác, nhưng luôn có cách để thỏa hiệp mà không ai cảm thấy bị xúc phạm.

Khi cãi nhau, luôn dùng cách im lặng đến khi bạn chịu thua thì thôi

Im lặng có thể là một hình thức thao túng thụ động. Đó là khi hai bạn cãi nhau, và nửa kia không trả lời tin nhắn hoặc cuộc gọi của bạn, ngay cả khi bạn sống chung, họ cũng không muốn nói chuyện.

Làm thế nào để tránh tình huống này:

Đừng nhầm lẫn sự im lặng với sự nhút nhát.

Cố gắng tìm hiểu cảm xúc của đối tác, và chia sẻ cảm xúc của cá nhân bạn với họ. Hãy thử hỏi nửa kia liệu họ có đang cảm thấy cô đơn không và thể hiện sự đồng cảm. Sẽ tốt hơn nếu cả hai mở lời với nhau và giải quyết vấn đề.

Cố gắng ép buộc bạn làm điều mình muốn

Ép buộc là một biểu hiện của sự thống trị. Hành vi có thể bắt đầu với những thứ nhỏ, và sau đó từ từ phát triển một cách đáng kinh ngạc nếu bạn cứ mặc kệ và không ý kiến gì. Ví dụ, nửa kia đưa ra yêu cầu về trang phục của bạn. Họ có thể bắt đầu bằng một nhận xét rằng họ thích bạn mặt chiếc này, chiếc kia… và kết thúc với một yêu cầu thẳng về việc loại bỏ những thứ mà họ không thích trong tủ đồ của bạn.

Làm thế nào để tránh điều đó:

Bạn nên nhận ra hành vi thao túng ngay lập tức và ngừng hành vi lạm dụng ngay từ đầu.

Bạn có thể gặp gỡ các chuyên gia tâm lý học để có giải pháp tối ưu

Tốt hơn hết là đừng phản ứng lại với sự gây hấn.

Tỏ thái độ tiêu cực, khinh khỉnh khi họ nhận ra mình ở thế thua

Bạn có thể tức giận khi đột nhiên nửa kia của bạn bắt đầu với những lời mỉa mai, châm chọc, thay vì cố gắng kết thúc mâu thuẫn với bạn. Ví dụ như: “Ồ đúng rồi…Em lúc nào chẳng đúng”, hay "em lúc nào cũng giỏi, anh biết rồi". Đây là một hình thức tấn công thụ động, và nó khiến bạn không biết phải trả lời như thế nào. Một người thụ động luôn làm cho người khác cảm thấy không đủ năng lực để phản bác, và phải im lặng.

Làm thế nào để tránh tình huống này:

Hỏi người ấy xem liệu họ có thể nói với bạn trực tiếp những gì họ muốn không

Đáp lại bằng sự hài hước chứ không phải bằng sự mỉa mai.

Hãy thẳng thắn, rõ ràng và trung thực.