Một trong những lý do lớn dẫn đến đổ vỡ trong các mối quan hệ đó là khi một trong hai vẫn thiếu trưởng thành về mặt cảm xúc. Thoạt đầu, đó có vẻ không phải là một vấn đề lớn, nhưng nếu những biểu hiện non nớt về cảm xúc này liên tục diễn ra, sẽ khiến vấn đề leo thang và trở nên khó cứu vãn.
Dưới đây chính là 8 dấu hiệu cho thấy người bên cạnh bạn vẫn chưa thực sự trưởng thành về mặt cảm xúc, và có thể bạn cũng là một trong số đó:
Đối phương nói những điều họ không có ý nghĩa.
Theo nhà tâm lý học Nick Wignall, đôi khi chúng ta chìm đắm vào cảm giác ngọt ngào khi được yêu và nhìn thấy mọi thứ đều “màu hồng” mà quên mất những dấu hiệu tuy nhỏ nhưng cũng đủ để ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bạn. Bạn nên chú ý tới những dấu hiệu này ngay từ đầu mới có thể thấu hiểu và tránh những tình huống khó xử về sau. Và một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là khi đối phương nói những điều trái với những gì họ nghĩ. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy họ chưa thực sự trưởng thành về cảm xúc.
Đối phương liên tục đòi hỏi sự an ủi, trấn an
Đôi khi chúng ta vẫn rơi vào những tình huống bất ngờ và những lúc như vậy luôn cần được ai đó ở bên động viên, thế nhưng nếu người ấy thường xuyên muốn bạn trấn an và an ủi thì rõ ràng họ vẫn chưa thực sự trưởng thành. Người ấy liên tục nhắn tin, liên lạc hoặc gặp bạn để mưu cầu sự đồng cảm của bạn. Và nếu chúng ta cố gắng hết sức để đáo ứng nhu cầu được bao bọc, che trở của họ, cách làm này có thể làm cho bản thân họ ngày càng trẻ con và khiến mối quan hệ giữa hai bạn trở nên biến tướng, khó cứu vãn.
Đối phương khiến bạn cảm thấy hoài nghi về bản thân hoặc cảm thấy tội lỗi
Việc tung hỏa mù là một hình thức lạm dụng tình cảm thường gặp trong các mối quan hệ yêu đương. Trong tình huống này, đối phương sẽ khiến bạn phải đặt ra nghi vấn về những suy nghĩ, ký ức của bản thân về những sự kiện xảy ra quanh họ, về cơ bản là cố gắng khiến bạn nghĩ rằng mình có vấn đề về tâm thần. Khi hỏa mù đã đẩy đến cực hạn, bạn thậm chí bắt đầu tự vấn về sự tỉnh táo của mình. Đây là một trong những tình trạng báo động đỏ trong một mối quan hệ.
Rất nhiều người sử dụng cảm giác tội lỗi như một vũ khí để khiến bạn cảm thấy tồi tệ hoặc lôi kéo bạn làm điều mà bạn không muốn. Ngay cả khi bạn không làm gì sai, đối phương vẫn sẽ biến nó thành lỗi lầm của bạn, và buộc bạn phải làm theo ý họ. Đây cũng là một trong những biểu hiện thao túng thường thấy ở những người “bắt cá hai tay”.
Đối phương sợ bị tổn thương
Những người yêu nhau có khả năng liên kết về cảm xúc với nửa còn lại một cách sâu sắc – chúng ta cần mối liên kết này và phải duy trì để mối quan hệ phát triển bền vững. Và rất nhiều mối quan hệ rạn nứt, thậm chí đổ vỡ vì thiếu liên kết, vì sợ tổn thương. Có những người từng bị ám ảnh về những tổn thương trong quá khứ và họ trở nên thu mình lại, không muốn mở lòng vì sợ bị tổn thương. Tức là ngay cả khi bắt đầu tình yêu mới, họ vẫn không dám mở cửa trái tim, không dám yêu hay thân mật với người mới, chỉ vì sợ bị tổn thương.
Họ luôn muốn mình là người chiến thắng trong các cuộc tranh luận
Có vẻ như hiếu thắng là một phần khiến một người luôn muốn được công nhận là họ đúng và chiến thắng sau mọi cuộc tranh luận. Nhưng đôi khi cảm xúc của đối phương quan trọng hơn sự hài lòng với chiến thắng mà bạn giành được. Và hầu như những người “chốt hạ” trong các cuộc cãi vã thường đứng ở vị trí “tấn công”, gây tổn thương cho người mình yêu mà không nhận thức được điều đó.
Đối phương không biết họ muốn gì.
Bạn có thể sẽ rất phiền não nếu sống chung với một người mà họ không biết mình muốn gì. Đó có thể là những điều nhỏ nhặt như: chông biết ăn gì vào bữa trưa, không biết mặc bộ đồ nào để hẹn hò,... Nhưng cũng có thể là những vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều, chẳng hạn như: không biết có nên yêu đương với bạn hay chỉ nên duy trì mối quan hệ mập mờ. Tốt hơn hết, bạn hãy giúp họ nhận thức rõ ràng hơn về mong muốn của bản thân, và xác định cảm xúc của mình.
Đối phương sợ thử thách những điều mới
Cân bằng và thỏa hiệp là những yếu tố rất quan trọng cho các mối quan hệ lành mạnh. Có thể cân bằng giữa mong muốn và nhu cầu của bạn và đối phương đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng rất nhiều người chưa sẵn sàng để làm điều đó. Nếu đối phương không sẵn sàng chia sẻ việc nhà với bạn, chuyển công tác vì hai bạn sẽ chuyển đến thành phố khác, hoặc không muốn đi trăng mật đến địa điểm mà bạn “chấm”,...đó là biểu hiện cho thấy họ chưa thực sự muốn thỏa hiệp và gắn bó với bạn. Và cũng là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ chưa trưởng thành trong tình cảm.
Đối phương không biết cách rút kinh nghiệm sau những sai lầm của bản thân
Phàm là con người thì ai cũng sẽ có những lúc tức giận và mất bình tĩnh, miễn sao chúng ta có thể thừa nhận rằng hành động bộc phát của mình là chưa đúng, đặc biệt nếu điều đó không có ích gì và chúng ta biết nói lời xin lỗi. Những người không thể thừa nhận lỗi sai hoặc đã xin lỗi mà vẫn tái phạm, chứng tỏ họ chưa trưởng thành về cảm xúc. Những người như vậy rất dễ làm tổn thương người bên cạnh, ngay cả khi họ yêu thật lòng.
MỤC LỤC [Hiện]