1. Vết nứt ở khóe miệng
Nước bọt bị “đọng lại” ở khóe miệng khiến da môi bị khô và có dấu hiệu của sự nứt nẻ. Việc liên tục liếm môi cũng tăng khả năng nhiễm trùng - nguyên nhân chính gây ra những vết nứt trên khóe miệng.
Nếu tình trạng này xảy ra lâu, hãy tìm đến bác sĩ.
2. Môi khô và nứt nẻ
Đôi môi khô, hay bị nứt nẻ có thể là do căng thẳng, thay đổi khí hậu hoặc bị dị ứng. Trong trường hợp do thiếu ẩm, bạn có thể uống nhiều nước hoặc bôi kem dưỡng da. Còn nếu do dị ứng kèm theo những triệu chứng mẩn ngứa khó chịu, bạn hãy liên hệ để gặp bác sĩ.
3. Xuất hiện những vết sưng trên môi
Thông thường những vết sưng tấy trên môi đều vô hại và biến mất theo thời gian. Nhưng không ngoại trừ trường hợp bạn có thể bị nhiễm virus herpes, do vậy cần phải liên hệ với bác sĩ để được điều trị thích hợp.
4. Chấm đỏ quanh môi
Viêm da môi chính là nguyên nhân khiến bạn xuất hiện những chấm đỏ quanh môi. Bạn liên tục liếm mối trong thời gian ngắn sẽ khiến chúng ngứa và ửng đỏ. Gặp phải tình huống này bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm môi.
5. Xuất hiện những nếp nhăn ở vùng môi trên
Sự xuất hiện các nếp nhăn ở môi có thể đến từ thể chất và tinh thần khi bạn phải đối diện với những áp lực lớn trong công việc hay trong học tập.
6. Màu sắc môi thay đổi
Những đôi môi xanh xao có thể là do quá trình lưu thông oxy trong máu kém. Đôi môi tái nhợt là do cơ thể thiếu máu hoặc lượng đường trong máu thấp. Trong trường hợp này bạn cần bổ sung vitamin và nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
7. Môi sưng
Nếu không phải do tác động bên ngoài nhưng đột nhiên đôi môi của bạn bị sưng to, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị.
8. Xuất hiện chấm đen trên môi
Có nhiều lý do khiến đôi môi xuất hiện chấm đen. Để có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân, bạn hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị, tránh những hậu quả ngoài ý muốn.
(Theo Nam Phương - IOne)