Rõ ràng sức khỏe tinh thần luôn quan trọng với bất kỳ ai. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu 8 dấu hiệu của việc thiếu tự tin và tìm cách vượt qua để có được cuộc sống tốt đẹp hơn:
1. Bạn lạc quan quá mức.
Lạc quan luôn khiến bản thân và những người xung quanh cảm thấy tích cực, nhưng đôi khi mọi người vẫn thường che giấu cảm xúc bất an đằng sau nụ cười của họ, khiến họ quên đi những rắc rối và khó khăn đang thường trực. Giống như khi bạn gọi cho người bạn của mình, cô ấy vừa trải qua một ngày khó khăn - nếu họ đủ tự tin, họ sẽ nói về những rắc rối của họ một cách thành thật. Nếu không, họ sẽ tập trung vào những điều tốt đẹp, tránh đề cập đến việc giải quyết các vấn đề thực tế.
2. Bạn luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo.
Chủ nghĩa hoàn hảo có thể là biểu hiện của những người thiếu tự tin. Một người không bao giờ cảm thấy hài lòng với bản thân sẽ không thể chấp nhận kết quả họ nhận được, và có thể bị mắc kẹt với một nhiệm vụ trong thời gian dài, với mong muốn đạt được kết quả như kỳ vọng.
Ví dụ, một người thiều tự tin cảm thấy lo lắng rằng phòng sẽ không đủ sạch sẽ và gọn gàng, và khách sẽ không hài lòng. Vì vậy, thay vì dành 30 phút để dọn dẹp, người này sẽ dành hàng giờ cho việc đó với mong muốn khách phải trầm trồ trước căn phòng của họ.
3. Bạn không dám đối mặt với những nhận xét từ người khác
Nếu bạn không tự tin vào bản thân, khi cấp trên đánh giá công việc của bạn, bạn có thể sẽ nghĩ họ đang bình phẩm về con người bạn, không phải về kết quả công viêc của bạn. Và nếu những lời đành giá không tốt, bạn sẽ cảm thấy chán nản và nhụt chí. Lần tới khi cấp trên đưa ra nhận xét, hãy cố gắng tập trung vào thông tin có giá trị đối với công việc của bạn, như những gì có thể giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Và hãy tự hào khi có ai đó ghi nhận công lao của bạn và khen ngợi bạn.
4. Luôn phải chia sẻ những chiến lợi phẩm của bản thân
Chia sẻ những thành tựu trong cuộc sống trở nên đặc biệt dễ dàng với sự trợ giúp của mạng xã hội. Nhưng nếu ai đó liên tục khoe khoang những chiến lợi phẩm và những khía cạnh hơn người của họ trên mạng xã hội, có thể họ đang tìm kiếm sự đồng tình và ngưỡng mộ - và cảm xúc của họ phụ thuộc vào điều đó.
Mặc dù chia sẻ những thành tựu của bản thân với người khác là điều hoàn toàn bình thường, nhưng đừng khiến giá trị bản thân lệ thuộc vào phản ứng của mọi người.
5. Bạn không thể khước từ người khác
Kiểu người này chắc chắn không thể từ chối khi có người nhờ trông con cho họ, ngay cả sau một ngày dài bận rộn với công việc. Việc giúp đỡ người khác là rất tốt, nhưng nếu mọi người đang có ý lợi dụng bạn, thì bạn cũng nên cẩn trọng hơn.
Mỗi khi bạn giúp đỡ người khác bằng sự hy sinh chính mình, tâm trí của sẽ tự động bỏ qua mong muốn của bản thân. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn có thể một lần từ chối làm những việc thừa thãi và nghĩ đến bản thân một lần. Mọi người không chỉ bắt đầu tôn trọng bạn và ranh giới của bạn, mà bạn cũng sẽ ý thức tốt hơn về giá trị của bản thân. Thêm vào đó, hãy nghĩ về khoảng thời gian rảnh rỗi dư thừa mà bạn sẽ có được để tận hưởng những thứ mà bạn yêu thích và xứng đáng.
6. Bạn cần chắc chắn về mọi thứ.
Một số người không thể ngừng lo lắng vế những thứ nhỏ nhặt, vì vậy họ liên tục tìm kiếm sự đồng thuận và hỗ trợ từ người khác. Đôi khi cách đó có thể giải tỏa những lo lắng của bạn, nhưng về lâu dài, bạn sẽ không thể tự mình giải quyết mọi việc. Ví dụ, nếu ai đó đi mua sắm quần áo và liên tục chụp ảnh nhờ tư vấn và tìm kiếm lời khen ngợi từ người khác, đó là một dấu hiệu chứng tỏ người này đang thiếu tự tin.
7. Bạn thường suy nghĩ đến những điều tồi tệ
Tất cả chúng ta đều có một người bạn luôn suy nghĩ và tưởng tượng đến những tình huống xấu nhất. Anh chồng có thể tắc đường nên về trễ một chút, nhưng người này ngay lập tức đã hình dung ra rằng có thể anh ta đã có tình nhân bên ngoài, hoặc đã bị tai nạn. Những suy nghĩ tiêu cực này cần phải được loại bỏ ngay lập tức. Trước tiên, hãy học cách tưởng tượng đến các tình huống tích cực hơn, và cố gắng đánh giá xác suất của những kết quả không mong muốn.
8. Bạn có xu hướng đổ lỗi cho người khác.
Những lời nhận xét chân thật có thể giúp người khác tốt hơn, nhưng đừng đưa ra những chỉ trích nặng nề chỉ để thỏa mãn cảm xúc của bản thân. Cảm giác hạnh phúc của một người phải dựa trên suy nghĩ và cảm xúc tích cực. Nếu bạn liên tục “khẩu nghiệp” với một người không đáng bị như vậy, về lâu dài bạn sẽ cảm thấy có lỗi và ngày càng cảm thấy tồi tệ hơn.
RÉT THẾ NÀY LÀM NGƯỜI TA CHỈ MUỐN "THU XẾP" NHANH CHÓNG ĐỂ VỀ BÊN NHAU