1. Loại bỏ động cơ
Những người thích sai khiến thường sử dụng các tình huống cụ thể để thao túng người khác. Họ làm điều gì đó tốt cho bạn, chẳng hạn như giúp bạn tìm việc làm hoặc tặng bạn một món quà nhỏ, sau đó họ yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không muốn làm, nhưng bạn không thể từ chối.
Đừng tạo động cơ cho người khác sai khiến mình. Trong trường hợp này hãy trả lại món quà và tự mình giải quyết các vấn đề công việc của bạn. Và tận hưởng sự thật rằng bạn không mắc nợ bất kỳ ai.
2. Tập trung sự chú ý vào người sai khiến
Điều mà một người thích sai khiến ít mong đợi nhất là sự phản ứng nhanh chóng từ người họ muốn thao túng. Hãy hỏi họ những câu hỏi đơn giản như:
“Bạn có thực sự quan tâm đến ý kiến của tôi không? Tôi cảm thấy như bạn đang hỏi tôi cho có".
“Bạn có sẵn sàng ủng hộ quyết định của tôi, ngay cả khi nó khác với quyết định của bạn?”.
“Bạn có thực sự mong đợi tôi làm điều này không? Bạn biết đó không phải là lợi ích tốt nhất của tôi".
Những câu hỏi này sẽ cho họ thấy những gì họ đang yêu cầu là vô lý như thế nào. Sau đó, họ có thể sẽ suy nghĩ lại.
3. Sử dụng tên của mọi người khi nói chuyện với họ
Điều này không chỉ dễ chịu đối với người khác mà còn hữu ích cho bạn. Cách trò chuyện này giúp cải thiện sự hiểu biết. Hãy nhớ: tốt hơn là sử dụng tên gọi mà người đó thích nhất. Và khi gọi người muốn khai khiến bằng tên họ thích nhất, có thể họ sẽ không cố sai khiến bạn nữa.
4. Nhìn thẳng vào mắt họ
Cũng giống như những tình huống trước, điểm mấu chốt của thủ thuật này là khiến người muốn sai khiến mất tập trung. Bước đầu tiên là từ chối yêu cầu mà bạn không muốn thực hiện rồi nhìn vào mắt họ và nói không đồng ý. Lúc này người muốn thao túng sẽ cảm thấy chùn bước trước ánh mắt cứng rắn của bạn.
5. Lặp lại điều gì đó cho đến khi họ thực sự hiểu
Nếu bạn cảm thấy rằng một người không ngừng gây áp lực cho bạn và họ tiếp tục cố gắng thúc đẩy bạn đưa ra quyết định có lợi cho họ, hãy nói một câu trả lời chung chung và lặp lại với cùng một giọng điệu như: "Tôi không làm vậy", "Tôi không thích cuộc trò chuyện này" hoặc “Hãy ngừng thảo luận về nó”. Điều quan trọng nhất là không thay đổi giọng điệu của bạn và không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào. Điều này có vẻ như thể bạn không quan tâm. Nếu họ vẫn chưa chịu hiểu, hãy nói với người muốn sai khiến bạn những câu như:
- Tôi đã nghĩ rằng bạn hiểu tôi.
- Tôi sẵn sàng lắng nghe bạn một lần nữa.
- Nói chuyện với bạn thì có ích gì nếu bạn không nghe thấy tôi nói?
- Tôi sẵn sàng lắng nghe bạn một lần nữa.
- Bạn không hiểu những điều đơn giản nhất. Có thể, bạn chỉ không muốn hiểu tôi?
6. Giả vờ như không nghe thấy gì
Hãy tưởng tượng rằng có một bể cá khổng lồ với những bức tường dày ngăn cách giữa bạn và người muốn sai khiến bạn. Âm thanh không thể xuyên qua những bức tường này. Bạn chỉ có thể thấy môi của người này cử động, nhưng bạn không biết họ đang nói gì vào lúc này. Khi giả vờ không nghe thấy gì, kẻ sai khiến sẽ bỏ cuộc sau vài lần nói chuyện mà không có hồi đáp.
7. Giữ khoảng cách
Những kẻ thích sai khiến thường thích đến quá gần rồi chạm vào tay hoặc vỗ vào lưng người họ muốn thao túng. Để dừng quá trình này, hãy lùi lại một vài bước. Điều này sẽ giúp bạn đạt được khoảng cách cần thiết và cảm giác không bị chi phối bởi người khác.
Đối với nhiều người, không dễ dàng gì từ chối khi ai đó yêu cầu. Trong trường hợp này, bạn có thể thảo luận về vấn đề này qua tin nhắn với một người khác để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
8. Phân tích bản thân
Những người thích sai khiến thường cố gắng làm cho người khác cảm thấy tội lỗi. Ví dụ, những đồng nghiệp có tuổi, bị bệnh bắt đầu phàn nàn về sức khỏe của họ để khiến các đồng nghiệp khác thương cảm và giúp đỡ. Trong trường hợp này, hãy tự phân tích xem việc mình từ chối người sai khiến liệu có phải ích kỷ không với các câu: “Tôi thực sự ích kỷ sao? Tôi đã làm rất nhiều điều cho cô ấy trước đây”, “Tôi thực sự tệ đến vậy sao? Có những điều tôi làm thực tế lại chứng minh điều ngược lại ”.