1. Không ưu tiên các mục tiêu tiết kiệm hoặc đặt mục tiêu
Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi cố gắng tiết kiệm tiền là không có mục tiêu tiết kiệm. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền trong thời gian bao lâu? Điều này cần được vạch ra rõ ràng để có thể lập kế hoạch cụ thể.
Bạn nên làm gì: Viết ra danh sách những điều bạn muốn làm và số tiền bạn muốn tiết kiệm được. Nên đặt mục tiêu theo tháng và theo năm. Và nên cố gắng hoàn thành mục tiêu tiết kiệm sớm hơn dự định để thúc đẩy sự phấn đấu.
2. Không tuân theo ngân sách thực tế
Tiêu tiền mà không có kế hoạch có thể rất nguy hiểm. Khi không có ngân sách chính xác, bạn không thể đạt được bất kỳ mục tiêu tiết kiệm nào. Nhiều người còn thậm chí không biết mình thực tế có bao nhiều tiền mà cứ tiêu tự do.
Bạn nên làm gì: Tìm hiểu về lập ngân sách và quyết định điều gì phù hợp nhất với bạn, sau đó kiên trì thực hiện. Có một số cách khác nhau để lập ngân sách và quản lý tiền của bạn. Hai trong số những phương pháp phổ biến nhất là lập ngân sách chi tiết và phương pháp 50-30-20.
Lập ngân sách chi tiết là khi bạn chỉ định từng khoản chi phí cho một công việc. Ví dụ: nếu tôi sử dụng phương pháp này với ngân sách 10 triệu đồng:
5 triệu đồng thuê nhà
3 triệu đồng tiền ăn
1 triệu đồng tiền hiếu hỉ
500 nghìn đồng điện thoại
500 nghìn đồng giải trí/mỹ phẩm
Phương pháp ngân sách 50-30-20 dành cho những người muốn lập ngân sách nhưng có thể cần linh hoạt hơn. Phương pháp này chia tiền thành nhiều nhóm khác nhau để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ:
50% ngân sách được dành cho nhu cầu hàng tháng như tiền thuê nhà, điện nước, thực phẩm, trả nợ tối thiểu…
30% ngân sách dành cho giải trí như cả các kỳ nghỉ, buổi hòa nhạc…
20% ngân sách dành cho tiết kiệm như tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp hoặc trả thêm tiền cho các khoản vay…
3. Mua toàn đồ rẻ tiền
Để tiết kiệm nhiều tiền hơn, bạn có thể muốn chi tiêu ít hơn để đạt được mục tiêu nhanh hơn. Một cách để chi tiêu ít hơn là mua đồ rẻ. Nhưng hầu hết các mặt hàng giá rẻ đều không sử dụng được lâu, vì vậy bạn sẽ tốn nhiều tiền hơn về lâu dài để mua đồ thay thế.
Bạn nên làm gì: Tìm cách mua các mặt hàng chất lượng vào các dịp sale.
4. Không biết các loại tài khoản tiết kiệm
Một trong những sai làm tiết kiệm của bạn là để tiền mặt tồn đọng. Giả sử tiền của bạn đang ở trong tài khoản séc, không tạo ra tiền. Điều này rất lãng phí.
Bạn nên làm gì: Hãy cố gắng tìm ra tài khoản tiết kiệm có lãi cao. Và hãy tính toán dồn hết tiền vào 1 hoặc 2 tài khoản tiết kiệm.
5. Thường xuyên rút tiền tiết kiệm
Việc rút tiền tiết kiệm vì bất kỳ lý do gì có thể ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiết kiệm.
Bạn nên làm gì: Lập danh sách tất cả chi phí và xem liệu bạn có thể cắt bỏ bất cứ điều gì để tiết kiệm thêm tiền. Từ đó hạn chế việc rút tiền tiết kiệm ra tiêu.
6. Không có quỹ khẩn cấp
Người ta ước tính rằng 63% người Mỹ sống bằng tiền lương. Với dòng tiền hạn chế, một khoản chi tiêu đáng kể, chẳng hạn như sửa chữa ô tô, có thể khiến bạn không còn tiền tiết kiệm.
Bạn nên làm gì: Lập một tài khoản tiền dành cho các việc khẩn cấp. Có thể lúc đầu không có nhiều nhưng mỗi tháng bạn gửi thêm một chút vào dần dần sẽ tạo thành khoản đáng kể có thể xoay xở cho những tình huống khẩn cấp mà không phải dùng tiền tiết kiệm.
7. Không có bảo hiểm thích hợp về xe cộ, sức khỏe
Việc không mua bảo hiểm về sức khỏe và xe cộ sẽ khiến bạn tốn kém rất nhiều khi gặp rủi ro.
Bạn nên làm gì: Mua hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo bạn được bảo vệ trong các trường hợp không may. Tuy nhiên, hãy nghiên cứu thật kỹ các điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký.
8. Sống thắt lưng buộc bụng quá mức
Việc sống thắt lưng buộc bụng quá mức sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu thốn về mặt vật chất và nhiều khi là khiến tinh thần tiêu cực, cuộc sống không vui vẻ. Do đó, đến một lúc nào đó bạn có thể phóng tiền để tiêu xài cho thỏa mãn. Vì thế, hãy tiết kiệm vừa đủ để bản thân vẫn thấy thoải mái.
Bạn nên làm gì: Hãy tận dụng các đợt sale vào các dịp trong năm để mua được đồ chất lượng giá tốt. Nếu muốn đi chơi có thể chọn những nơi không tốn vé. Nếu đi xem phim, ăn uống, hãy tìm hiểu xem họ có chiết khấu vào các dịp đặc biệt như sinh nhật hay đi theo nhóm.