Tránh các vật phẩm đóng gói lại
Khi mua thực phẩm, bạn nên tránh các loại thực phẩm được đóng gói riêng lẻ hoặc được cắt lát sẵn (thịt nguội, phô mai, rau củ, trái cây...) rất có thể các loại thực phẩm này đã hết hạn hoặc sắp hết hạn.
Ngày đóng gói sẽ không nói lên điều gì trong trường hợp này, vì nhãn dán này có thể được thay đổi nhiều lần trong ngày. Ngay cả thực phẩm tươi trong bao bì kiểu này cũng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại.
Chính vì thế, để đảm bảo hay yêu cầu nhân viên bán đồ ăn và đóng gói thực phẩm ngay trước mặt bạn. Hoặc chọn các sản phẩm nguyên bản được đóng gói tại nhà máy được bày bán.
Chú ý đến các món salad
Khi mua salad làm sẵn, chú ý đến món salad có nhiều tỏi và gia vị hoặc thảo dược tươi: đây là cách họ cố gắng ngụy trang hàng hóa đã hết hạn. Khi chọn một món salad, hãy lưu ý rằng món salad với thịt hoặc cá hết hạn nhanh hơn so với món rau, và salad với dầu sẽ an toàn hơn so với salad trộn sốt mayonnaise.
Kiểm tra tình trạng của bao bì
Khi mua một sản phẩm, tốt hơn hết hãy tránh xa nhưng bao bì méo mó, biến dạng, mờ chữ...
Kiểm tra kỹ sản phẩm
Nhân viên cửa hàng luôn biết cách để trưng bày hàng hóa của họ một cách tốt nhất. Ví dụ, ánh sáng trong nhiều quầy thịt ở một số vị trí khiến thịt trông tươi, mọng nước.
Khi mua, hãy yêu cầu nhân viên cửa hàng lấy ra một phần mà bạn thích, quan sát nó dưới ánh sáng bình thường xem có được như bạn mong muốn hay không.
Khi bạn xem thực phẩm đông lạnh, đừng lựa chọn loại sản phẩm bám nhiều lớp tuyết. Điều này có nghĩa là hàng hóa đã được đông lạnh và rã đông nhiều lần, và điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn .
Không nên mua loại thịt trông quá ướt át. Bởi có thể trước khi cho vào tủ lạnh, nhân viên cửa hàng đã cố làm mới bằng cách đổ nước lên nó, điều này sẽ làm miếng thịt không ngon khi nấu chín.
Hãy coi chừng hàng hóa sáng màu
Thật tuyệt khi nhìn vào màu sắc tươi sáng của thực phẩm, bạn sẽ cảm thấy ngon. Tuy nhiên điều này không đúng hoàn toàn với một số món ăn.
Ví dụ, trái cây và rau được trồng ở vùng đất trống thường có màu vỏ sò, đốm, và các khuyết điểm khác mặc dù chúng khỏe mạnh và ngon. Trái cây được trồng trong nhà kính đẹp và hấp dẫn, nhưng chúng có thể chứa hóa chất.
Nhiều người nghĩ rằng một số phô mai sáng hơn, càng có nhiều chất béo và vị của nó càng tốt. Nhưng phô mai tự nhiên luôn có màu trắng hoặc vàng. Màu vàng tươi chỉ đạt được bằng cách thêm màu. Trong phần lớn các trường hợp, đây là một phụ gia màu vô hại được làm từ hạt cây annatto nhưng màu sắc tươi sáng vẫn không phải là một tiêu chí để lựa chọn phô mai ngon.
Hay màu sắc đỏ tươi của cá hồi có thể do chất hóa học. Vì thế không nên đánh giá cá tươi qua màu sắc nhé! Nhất là ở trong siêu thị.
Tìm xung quanh hàng hóa bạn cần, đừng lười biếng
Để bán được hàng hóa đắt tiền và nhiều lợi nhuận hơn, các nhân viên thường đặt các sản phẩm trên kệ đáng chú ý nhất, vừa tầm mắt với người mua, ở giữa quầy. Những sản phẩm này bạn có thể thấy nhiều trên quảng cáo, nhưng không có nghĩa là chúng được làm từ nguyên liệu chất lượng.
Để giảm thiểu tổn thất do hàng hóa đã hết hạn, nhân viên cửa hàng di chuyển hàng hóa sắp hết hạn ra phía ngoài. Hãy lựa thực phẩm xếp phía sau, đó mới là đồ mới.
Hiểu rõ các nhãn, theo nghĩa đen
Bạn nên đọc rõ thành phần sản phẩm mình định mua. Ví dụ các loại nước ép hoa quả chẳng hạn. Thứ bạn mua là nước ép hoa quả, nhưng thực tế có đúng hay không thì không chắc.
Đừng nghĩ rằng những dấu hiệu như “không thêm đường”, “không có cholesterol”, “làm giàu vitamin”, và những dấu hiệu khác là dấu hiệu của chất lượng. Trong thực tế, "không có đường thêm" có nghĩa là "chứa rất nhiều chất ngọt hóa học", và những thứ có chứa rất nhiều vitamin không phải lúc nào cũng tốt.
Chọn hàng hóa địa phương
Khi bạn mua thực phẩm, nhất là rau củ quả, nên lựa chọn loại có nguồn gốc địa phương gần nhất. Những nơi quá xa có thể khiến chất lượng thực phẩm ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.
Yêu cầu nhân viên cửa hàng tư vấn
Nếu bạn có thắc mắc nào đó về mặt hàng, hãy nhờ nhân viên bán hàng tư vấn. Hoặc nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc lấy một mặt hàng tốt ở phía trong, hãy nhờ họ lấy thay vì lấy tạm bợ một sản phẩm khác bên ngoài.
Theo Brightside