1. Cơ bắp bị tê liệt
Khi bạn bước vào giai đoạn REM (Rapid Eye Movement – chuyển động mắt nhanh) - trạng thái sâu nhất trong tất cả các giai đoạn của một giấc ngủ, các cơ bắp chân tay của bạn bị tê liệt hoàn toàn và tạm thời không thể cử động.
Có một hội chứng rối loạn giấc ngủ khiến tình trạng tê liệt này kéo dài trong vài giây hoặc vài phút sau khi thức dậy. Những người thường thức dậy với đôi mắt díp lại, đầy mệt mỏi chính là vì đã trải qua cảm giác tê liệt này quá sâu.
2. Mắt di chuyển cực nhanh
Tất cả các giai đoạn của một giấc ngủ hướng đến một mục đích duy nhất là giữ cho cơ thể cũng như não của bạn khỏe mạnh và thư giãn. Có năm giai đoạn của giấc ngủ; mỗi giai đoạn sẽ khiến bạn chìm sâu hơn vào trạng thái vô thức, và khi chúng ta trải qua tất cả năm giai đoạn, chu kỳ lại bắt đầu lại. Giai đoạn cuối cùng (REM) là hoạt động mạnh nhất, và nó xuất hiện vào khoảng 60 hoặc 90 phút sau khi bạn ngủ. Ở giai đoạn này, mắt bạn di chuyển hết tốc lực về mọi phía, mà bạn không nhận thức được điều đó, bởi vì tâm trí của bạn đang tập trung vào những gì xảy ra trong giấc mơ.
3. Một loại hormone tăng trưởng được giải phóng
Hormon HGH, được gọi là hormone tăng trưởng của con người, chịu trách nhiệm tái tạo xương, cơ và mô của cơ thể. Khi bạn ngủ, toàn bộ cơ thể bạn sẽ kích hoạt sản sinh ra loại hormone này. Nó góp phần chữa lành vết thương và tái tạo tế bào. Khi chúng ta còn trẻ, hormone này thúc đẩy tăng trưởng và có nhiều tác dụng khác đối với cơ thể. Chính vì vậy mà người ta vẫn hay nói rằng chúng ta cao hơn khi ngủ.
4. Cổ họng co lại
Khi bạn ngủ, các cơ cuống họng thư giãn và co lại khiến khích thước của cổ nhỏ hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngáy. Mặc dù có những yếu tố khác góp phần gây ra triệu chứng ngáy, chẳng hạn như nghẹt mũi, nhưng việc co thắt cơ họng có vẫn là thủ phạm chính của tiếng ồn khó chịu mà mọi người tạo ra khi ngủ.
5. Nghiến răng trong vô thức
Hiện tượng này được gọi là bruxism (gốc từ tiếng Hy Lạp: brukhein). Tình trạng này đó không xảy ra với tất cả mọi người, nhưng có một số người bị đau quai hàm dữ dội sau một đêm ngủ. Bruxism có thể xuất phát từ cấu tạo lệch của hàm. Nhưng, cũng có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý – đó là một cách để giải phóng căng thẳng và áp lực tích tụ trong ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa thể xác định lý do tại sao có một số người không bao giờ trải qua hiện tượng này, trong khi những người khác thậm chí nghiến răng nhiều đến mức nứt cả xương quai hàm.
6. Có cảm giác hung phấn chuyện ấy
Cả đàn ông và phụ nữ đều trải qua cảm giác hưng phấn trong khi ngủ. Hiện tượng này xuất hiện khi não bộ hoạt động tối đa trong giai đoạn (REM) của giấc ngủ, tức là là não của bạn cần nhiều oxy hơn, khiến máu lưu thông nhanh hơn. Tốc độ lưu thông máu tăng cao ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả những bộ phận ‘thầm kín’ nhất, dẫn đến việc kích hoạt các hormone tình dục.
7. Bộ não giải phóng những thông tin tích lũy trong suốt một ngày và ‘chế’ ra những câu chuyện
Cách bộ não tạo ra những giấc mơ thành đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với khoa học. Hiện tại, chúng ta chỉ biết được rằng, bộ não xây dựng những giấc mơ từ những ký ức hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, và vật chất tiềm thức sâu xa của chúng ta. Theo đó, những trải nghiệm gần đây nhất kết hợp với thông tin chúng ta đã lưu trữ trong nhiều năm: ký ức, tổn thương, cảm xúc và tình cảm,… sẽ tạo ra những giấc mơ bí ẩn và đôi khi phi lý. Tuy nhiên, khoa học vẫn không thể lý giải lý do tại sao tâm trí của chúng ta lại chọn di chuyển tới một địa điểm, hoặc những ký ức, màu sắc, giọng nói, cảnh vật hoặc con người cụ thể để đưa vào bối cảnh giấc mơ. Cho dù khoa học đã phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, nhưng bí ẩn về những giấc mơ vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn với các nhà nghiên cứu.
8. Nghe thấy tiếng nổ bất ngờ
Hội chứng “nổ trong đầu” là một hiện tượng rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra khi chúng ta ngủ. Nếu hiện tượng đó xảy ra với bạn, bạn sẽ có cảm giác như có một vụ nổ lớn làm bạn tỉnh giấc, và bạn có thể cảm thấy sợ hãi và đau đớn tột độ, nhưng thực tế không có gì xảy ra ở thế giới bên ngoài. Những người mắc phải hội chứng này cảm thấy đầu của họ đã bị 'nổ tung', hoặc nghĩ rằng họ đã nghe thấy một âm thanh lớn, như tiếng súng. Hội chứng này không gây đau đớn về thể xác, nhưng có thể gây tác động nghiêm trọng tới tâm lý con người.
9. Bộ não tự phục hồi và thải độc
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester phát hiện ra rằng khi ngủ, não của bạn sẽ đào thải ra “chất thải” tích tụ trong ngày. Cơ chế được kích hoạt khi chúng ta ngủ được gọi là hệ thống glymphatic, và khi hệ thống này được khởi động, não của bạn sẽ tự loại bỏ các thông tin không cần thiết, lưu trữ những thông tin mà nó coi là quan trọng, và làm mới các kết nối bên trong não bộ.