Nghịch lý con kiến trên sợ dây cao su
Con kiến bò trên sợ dây cao su vẫn có thể đến được đích cuối cùng kể cả khi sợi dây giãn nở nhanh hơn tốc độ bò của nó.
Nghịch lý tréo ngoe trên đặt ra câu hỏi: "Một con kiến đang bò dọc theo một sợi dây cao su dài hơn với tốc độ 1cm/giây. Nếu sợi dây giãn nở với tốc độ không đổi là 1km/giây, liệu con kiến sẽ có thể đến được điểm kết thúc?”.
Có thể bạn nghi ngờ về câu hỏi này, nhưng đáp án chính xác đúng là như vậy. Bởi dù sợi dây cao su có dãn nở thì vận tốc của con kiến vẫn là bất biến. Con kiến vẫn có thể đi đến tận cùng sợi dây, mặc dù nếu tốc độ dãn nở của sợ dây có xu hướng tăng dần thì con kiến sẽ không thể đi tới đích đúng thời gian ban đầu.
Thêm một nghịch lý tương tự là thí nghiệm của Achilles và con rùa. Nghịch lý này lại đặt ra giả định, con rùa xuất phát trước Achilles một khoảng, với tốc độ không đổi. Và dù cố gắng đến đâu, thì anh hùng này cũng không thể đuổi kịp nó.
Người ta áp dụng nghịch lý này cho câu hỏi, liệu ánh sáng từ các thiên hà có thể đến được Trái đất trong một vũ trụ đang giãn nở hay không. Nếu sự giãn nở có tốc độ không đổi, thì giống như con kiến, ánh sáng có thể đến được chỗ chúng ta. Tuy nhiên, do sự giãn nở trong vũ trụ có sự tăng tiến, nên đáp án sẽ là không.
Nghịch lý đường bờ biển
Khi đơn vị đo lường trở về mức nhỏ hơn, chiều dài của đường bờ biển sẽ tăng lên đến vô cực.
Hiện tượng này được phát biểu lần đầu bởi Lewis Fry Richardson. Ông phát hiện ra mối quan hệ về xác suất xảy ra giữa hai nước láng giềng và đường biên giới của họ. Khi thu thập dữ liệu, ông nhận thấy sự khác biệt về độ dài các đường biên giới nước ngoài.
Ông đã chứng minh rằng chiều dài đường bờ biển, hay bất cứ một độ dài hữu hình nào cũng sẽ đi đến hữu hạn nếu như người ta sử dụng đơn vị đo lường nhỏ hơn.
Nghịch lý này cho thấy một điều rằng, các đo và tổng quát hóa bản đồ có thể gây ảnh hưởng đến số liệu có thực, chính vì thế, bất kể loại thước đo nào ta sử dụng để tính chiều dài địa hình, cũng không có cách nào để tính chính xác chu vi của mảnh đất bất kỳ.
Nghịch lý vòng thời gian
Một nhà du hành thời gian ghi chép một định lý toán học từ cuốn sách giáo khoa và đi ngược thời gian để gặp nhà toán học, đưa cho nhà toán học đầu tiên phát biểu ra định lý, trước cả khi ông ta định phát biểu nó như ban đầu. Nếu nhà khoa học copy lại hoàn toàn định lý nhận được, thì bản gốc ban đầu sẽ là ở đâu ra?
Nghịch lý vòng thời gian nói trên thuộc về nhân quả, về một chuỗi các sự việc mà sự việc này sẽ dẫn đến sự việc khác, còn bản thân là nguồn gốc của sự việc dự tính ban đầu.
Đây là câu chuyện được nhắc tới rất nhiều trong các chuyến du hành vũ trụ.
Hay trong bộ phim Doctor Who, một người đàn ông đã quay ngược lại thời gian, mang theo một bản nhạc của Beethoven để xin chữ ký. Tuy nhiên, thời gian đó thực chất Beethoven chưa xuất hiện. và anh này đã công bố bản nhạc dưới danh nghĩa Beethoven. Vậy bản nhạc gốc lúc này đến từ đâu.
Trong Star Trek, thuật ngữ “nghịch lý tiền định” được sử dụng để chỉ “vòng lặp thời gian mà khi người du hành thời gian tạo ra một hiện tại giống hệt như cái ban đầu của mình”. Bộ phim Predestination được xây dựng dựa trên chính cách vận hành của nghịch lý này.
Nghịch lý cá sấu
Một con cá sấu khi bắt cóc con của một cặp đôi đã ra điều kiện, nó chỉ trả lại con cho họ nếu như hai người này đoán được hành động tiếp theo của nó.
Đây là một trong số nhiều nghịch lý của kẻ nói dối, chứng minh niềm tin sai lầm sẽ dẫn đến kết quả xấu với mong đợi của chúng ta.
Trong trường hợp cặp đôi trên đoán rằng con cá sấu sẽ trả lại đứa trẻ, mà thực chất con cá sấu không nghĩ thế, nó sẽ giữ đứa trẻ lại. Còn nếu như nó đã định trả, thì nó vẫn sẽ trả lại.
Còn đương nhiên, hai vị phụ huynh có thể đoán rằng cá sấu sẽ không trả lại đứa trẻ. Tình huống này khá gay cấn, con sấu có có định giữ lại đứa trẻ, thì nó vẫn phải trả lại đứa trẻ cho gia đình, vì họ đã đoán đúng. Tuy nhiên, nếu nó trở mặt, dĩ nhiên đứa trẻ sẽ nguy hiểm.
Nghịch lý của Simpson
Trong các trận chơi bóng chày năm 1995 và 1996, vận động viên David Justice có tỷ lệ đánh trúng bóng trung bình cao hơn một vận động viên khác là Derek Jeter. Nhưng, nếu kết hợp số liệu của cả hai năm, chỉ số trung bình của Jeter cao hơn.
Nghịch lý này lần đầu được phát biểu bởi Edward H. Simpson vào năm 1951. Đây là tình huống mà nhiều người gặp phải khi họ phải xử lý các số liệu trong nghiên cứu về khoa học xã hội hay y khoa, định lý trên giúp ta hiểu hơn về cách xử lý thông tin, bởi một sai sót rất nhỏ thôi cũng sẽ khiến cho cả kết quả khác hoàn toàn.
Nghịch lý củ khoai tây
Trong 100 pound khoai tây, thì 99% cân nặng là đến từ nước. Vậy khi để khô khoai tây đến độ nó chỉ còn 98% hàm lượng nước, thì chỗ khoai lại chỉ nặng 50 pound.
Để giải thích nghịch lý này, ta sử dụng đến một vài phép tính toán, nếu khoai tây có 99% là nước, thì khối lượng chất rắn nặng một pound bên trong sẽ không thay đổi ngay cả khi chúng mất nước. Vậy trọng lượng mới của khoai tây là x pound. Phép tính ta có sẽ là:
x = 1 + (98/100) x
còn x được giải sẽ trở thành,
x = 50 pound
Thêm một cách giải thích nghịch lý trên là dùng các tỷ lệ, ban đầu tỷ lệ giữa chất rắn và nước là 1:99. Sau khi chúng bị mất nước, lượng nước trong khoai giảm xuống 98%, có nghĩa là chất rắn chỉ chiếm 2% trọng lượng. Tỷ lệ mới là 2:98 hoặc 1:49. Vì vậy, lượng nước mất đi nặng 49 pound và cân nặng mới của số khoai tây là 50 pound.
Nếu như phần trăm của phần rắn tăng lên gấp đôi, cân nặng của chỗ khoai sẽ không thay đổi. Nếu như nước trong khoai không chiếm đến 99% như nghịch lý đặt ra, mà là 99,99% thì kết quả trên vẫn đúng.
Nghịch lý đấng toàn năng
Liệu Chúa có thể tạo ra một hòn đá nặng đến mức mà chính Ngài cũng không thể nhấc nó lên?
Nghịch lý trên xuất phhats từ cụm từ toàn năng, nói về một người sở hữu sức mạnh vô song, bất kể nó có hoang đường. Nghịch lý trên đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi giữa các nhà thần học và vô thần.
Các nhà thần học cho rằng, toàn năng không có nghĩa là đi ngược lại với logic hay tự nhiên, một số người lại cho rằng, bản thân nghịch lý là vô nghĩa. Đặc biệt trong chữ “không thể nâng”, bởi chúa vốn dĩ đã là Đấng toàn năng.
Các biến thể khác của nghịch lý trên cũng được đặt ra để thử thách năng lực thực sự của chúa, ví dụ “Chúa có thể tạo ra một nhà tù khép kín đến nỗi chính người cũng không thể thoát khỏi nó? ”.
Nghịch lý Grelling – Nelson
Nghịch lý là ví dụ cho nghịch lý tự tham khảo ngữ nghĩa. Từ “heterological” có nghĩa là “không thể áp dụng được cho chính nó”, vậy bản thân từ đấy có phải là một từ “không áp dụng được cho chính nó” không.
Hai nhà khoa học người Đức Kurt Grelling và Leonard Nelson đã phát hiện và đề xuất ra nghịch lý trên lần đầu vào năm 1908. Nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là không, thì từ “heterological” có thể dùng để diễn giải chính nghĩa của nó, có nghĩa, “heterological” chính là “heterological”. Nhưng như thế lại gây mâu thuẫn cho chính nó.
Vậy còn câu trả lời có thì sao? Điều đó đồng nghĩa với việc, từ “heterological” sẽ không thể tự dùng để mô tả cho chính nó, hay nói cách khác, “heterological” cũng là một từ không thể áp dụng được dùng để mô tả chính nó.
Nghịch lý con tàu của Theseus
Nếu như anh thay toàn bộ các tấm ván trên con thuyền mục nát của mình bằng các tấm ván mới, thì những tấm ván cũ cũng có thể tự thân trở thành một con tàu mới.
Nghịch lý trên có thể sử dụng cho nhiều trường hợp trong thực tiễn. Ví dụ các câu lạc bộ thể thao hay công ty hoàn toàn có khả năng chạm trán nhân viên hay thành viên cũ của mình trong tình thế đối đầu.
Một ví dụ thực tế cho nghịch lý này là nhóm nhạc nữ Sugababes của Anh. Tất cả các thành viên ban đầu của ban nhạc đều tách ra thành lập ban nhạc mới, trong khi những thành viên mới gia nhập vẫn tiếp tục hoạt động dưới cái tên cũ.