Thời còn cắp sách đi học, chúng ta thường được dạy các phép tính, những định luật vật lý, hay nhiều kiến thức bổ ích khác. Thế nhưng khi lớn lên, chúng ta không được chỉ dạy về những điều quan trọng trong cuộc sống nữa. Và khi trưởng thành chúng ta thường ‘vỡ mộng’ bởi vì thực tế khác xa những gì chúng ta thấy trong các trang sách giáo khoa, lòng tốt không phải lúc nào cũng chiến thắng cái ác, thế giới bị cai trị bởi người giàu có, và sự chung thủy ngày càng khan hiếm.
Dưới đây là 9 sự thật phũ phàng mà chỉ khi thực sự trưởng thành chúng ta mới thấm nhuần:
Sự giàu có và quyền lực có tính kế thừa
Hàng năm, tạp chí Forbes sẽ công bố danh sách những người giàu có và quyền lực nhất trên thế giới. Như một quy luật bất biến, một nửa số tỷ phú trong danh sách này là những người được thừa hưởng tài sản từ cha mẹ, hoặc kế thừa từ hôn nhân chính trị, 20% đến từ những gia đình giàu có, danh gia vọng tộc.
Ví dụ, người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, bắt đầu công việc kinh doanh của mình với 300.000 đô la vay từ cha dượng. Bill Gates, người sáng lập Microsoft, xuất thân từ một gia đình giàu có gồm bố mẹ là chủ ngân hàng và chính trị gia.
Khái niệm ai cũng có thể thành công và giàu có chỉ là một giấc mơ đẹp. Mặc dù chúng ta có nhiều cơ hội hơn để trở nên giàu có nhờ sự phát triển của internet, nhờ vào các dự án khởi nghiệp khác nhau, nhưng những người ‘ngậm thìa vàng’ mà người ta thường nói sinh ra đã ở vạch đích thì luôn đến gần với thành công hơn chúng ta rất nhiều.
Đàn ông và phụ nữ hiểu tình bạn theo cách khác nhau.
Theo nghiên cứu, trong một mối quan hệ bạn thân khác giới, đàn ông thường coi bạn nữ là người yêu tiềm năng. Do đó, anh ta sẽ làm hết sức để xây dựng mối quan hệ với người con gái đó, như tặng quà hay giúp đỡ nhiệt tình, như một khoản đầu tư cho mối quan hệ tình cảm thân mật hơn có thể xảy ra trong tương lai.
Còn phụ nữ nhận thấy bạn nam này là một người hỗ trợ đắc lực, và bản thân họ nhận được nhiều lợi ích vật chất hơn so với tình bạn thông thường. Thế nhưng cô vẫn không cảm thấy người đàn ông đó là một nửa của mình. Khi người đàn ông hy vọng phát triển mối quan hệ, trong khi người phụ nữ chỉ coi anh ta là một người bạn, đó là lúc friend-zone xuất hiện.
Thà là một người bi quan hơn là một người lạc quan.
Vào những năm 1950, các nhà khoa học từ Hoa Kỳ đã tìm ra khái niệm mới gọi là tâm lý học tích cực. Theo nguyên tắc, bạn cần nhận thức mọi thứ xung quanh thông qua lăng kính của sự lạc quan, đối diện với khó khăn bằng nụ cười và không than vãn. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học hiện đại tin rằng phương pháp này sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp.
Hình dung về thành công và sự lạc quan làm giảm khả năng đạt được kết quả thành công. Khi một người luôn nghĩ mọi thứ theo hướng tốt đẹp, họ có thể mất sự cầu tiến, và đơn giản chỉ ngồi chờ đợi một kết thúc có hậu.
Đồng thời, những người có cái nhìn thực tế và thậm chí cảm thấy chán nản về thế giới lại đạt được nhiều thành công hơn: những người bi quan và than vãn có thể nhìn thấy những trường hợp tồi tệ có thể xảy ra, nhờ đó mà họ có sẵn các phương án để đối phó với các tình huống xấu khi cần.
Có con luôn khổ sở hơn nhiều so với lúc còn vợ chồng son
Thông thường, sau khi sinh con đầu lòng, các bậc cha mẹ sẽ thấy cuộc sống vất vả hơn gấp đôi so với những cặp vợ chồng chưa hoặc không có con. Nếu việc mang thai không được lên kế hoạch từ trước, trạng thái tâm lý của cả hai còn trợ nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là khi có con, tỉ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng giảm đáng kể. Nói cách khác, sau khi có con, bạn sẽ không phải chịu đựng một mình, mà cả người bạn đời của bạn cũng sẽ đồng cam cộng khổ cùng bạn. Cho dù có thêm một đứa bé có thể khiến cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều nhưng các cặp vợ chồng vẫn cảm thấy đó là điều tuyệt vời nhất.
Bạn phải dần học cách ích kỷ hơn khi yêu
Khi yêu, cả hai luôn phải học cách dung hòa về tính cách và nỗ lực mang đến những cảm xúc mới mẻ cho mối quan hệ giữa hai người. Tuy nhiên, đôi khi cả hai nên nghĩ đến bản thân một chút, vì nếu chỉ biết sống cho nhau, đôi khi sẽ vứt bỏ bản ngã của mình.
Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên sống với sở thích của bản thân, nên ra ngoài gặp gỡ bạn bè và đầu tư thời gian cho bản thân, thay vì chỉ hy sinh cho đối phương. Nói chung, bạn không nên chỉ tập trung vào cuộc sống với nửa kia, mà bạn cũng nên làm điều tương tự cho chính mình. Đừng chỉ dành thời gian để có được sự hài lòng và niềm vui từ nửa kia, hãy làm những việc mà bạn muốn và yêu thích, hãy luôn là chính bạn.
Hầu như không ai cảm thấy đồng cảm với nạn nhân của các vụ bạo lực, hay đối với những người phụ nữ bị chồng đánh đập.
Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là ‘đổ lỗi cho nạn nhân’, đó là khi một nạn nhân bị đổ lỗi một phần hoặc hoàn toàn cho những tình huống tồi tệ mà họ gặp phải. Đó là cạm bẫy của tâm trí mà chúng ta thường xuyên bị cuốn vào.
Bộ não con người luôn hướng tới cuộc sống khuôn mẫu, và tin rằng cái ác nên bị trừng phạt, còn cái thiện luôn chiến thắng. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn tìm kiếm những lời giải thích hợp lý cho những điều tồi tệ đã xảy ra với nạn nhân, như mặc váy quá ngắn, đi trên con đường quá tối hoặc thô lỗ với kẻ phạm tội. Sự thật là những lý do này không thực sự là nguyên nhân của vụ việc, nhưng bộ não của chúng ta không quan tâm. Và chính điều đó khiến chúng ta trở nên vô cảm với nạn nhân.
Ăn thuần chay, sử dụng xe điện và tái chế nhựa không giúp “cứu” Trái Đất
Kể từ khi con người phát minh ra nhựa, người ta đã sản xuất 8 tỷ tấn sản phẩm từ vật liệu có hại này và chỉ 1/10 trong số đó đã được tái chế. Nhựa tái chế cũng không giúp được gì nhiều vì quần áo, bát đĩa và giày làm từ nhựa tái chế vẫn không bị phân hủy và tiếp tục phá hủy Trái đất.
Trong khi đó, ăn chay được cho là cách tốt nhất giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide. Tuy nhiên, việc chỉ tiêu thụ các sản phẩm từ thực vật đòi hỏi nhiều nước hơn cho việc tưới tiêu, các cánh đồng phủ hóa chất và các khu rừng bị chặt phá để lấy đất nông nghiệp.
Xe điện không gây hại cho bầu không khí, nhưng chúng nguy hiểm theo những cách khác - việc sản xuất pin lithium không thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nếu một chiếc xe điện bị bắt lửa, để dập tắt nó cần vài chục tấn nước và các loaị hóa chất khác nhau.
Hầu hết các sáng kiến thân thiện với môi trường đều mang lại lợi nhuận cho một đối tượng nào đó - chủ yếu là cho những người bán các sản phẩm “thân thiện môi trường” kiểu vậy.
Chúng ta chả thể làm đủ 8 tiếng mỗi ngày
Dường như với một số người, rõ ràng có mối tương quan đặc biệt giữa số giờ làm việc và mức lương mà họ nhận được. Tuy nhiên, điều này không đúng sự thật. Điều duy nhất bạn có thể nhận được khi làm việc quá sức là kiệt sức và suy sụp.
Các nhà khoa học đã tính toán được rằng trong 8 giờ của một ngày làm việc tiêu chuẩn, chúng ta chỉ làm việc hiệu quả trong 3-4 giờ. Thời gian còn lại bị lãng phí cho những việc không hiệu quả như kiểm tra email, ăn uống và nói chuyện với đồng nghiệp. Tất cả vì sự tập trung của bộ não con người bị giới hạn: các nhà khoa học khẳng định rằng chúng ta chỉ có thể tập trung không quá 2,5 tiếng mỗi ngày.
Đàn ông ngoại tình nhiều hơn phụ nữ nhưng chỉ ở một độ tuổi nhất định
Người ta tin rằng đàn ông là đối tượng thường xuyên ngoại tình hơn, và sự chung thủy là một phẩm chất hiếm có của họ. Điều này chỉ đúng một phần nào đó. Trước tuổi 30, phụ nữ có xu hướng lừa dối ‘ngang ngửa’ đàn ông - họ thậm chí còn nói dối bạn đời nhiều hơn.
Tuy nhiên, đàn ông càng chín chắn và già dặn càng có xu hướng ngoại tình nhiều hơn, tới hơn 20% so với phụ nữ. Tỷ lệ ngoại tình cao nhất thuộc về những cặp vợ chồng ở độ tuổi 60, mặc dù ở những độ tuổi khác, tỉ lệ ngoại tình cũng không hề kém cạnh.