9 thói quen khiến bạn cố gắng bao nhiêu vẫn thất bại, chưa thể thành công

Đôi khi chúng ta bỗng cảm thấy mọi thứ xung quanh thật vô nghĩa và cuộc sống trở nên bế tắc. Những lúc như vậy, có người bắt đầu đổ lỗi cho hoàn cảnh, những người khác lại tách biệt mình khỏi mọi người, người khác thì không nản chí và tiếp tục vượt lên khó khăn mà bước tiếp. Nếu rơi vào tình thế khó khăn, bạn cũng nên tìm hiểu những nguyên nhân cứ kìm hãm và ngăn bạn tiến lên phía trước là gì, để thay đổi và mạnh mẽ hơn.

Dưới đây là những nhân tố tuy nhỏ bé nhưng lại rất nguy hiểm khiến bạn nản chí hoặc cứ mãi thụt lùi về phía sau:

GIẤC MƠ VIỂN VÔNG

Tất cả chúng ta đều có những ước mơ của riêng mình. Tuy nhiên, một số người trong chúng ta có xu hướng mơ mộng quá mức, và sống trong ảo tưởng quá lâu thay vì thực tế. Những người này luôn sống trong mộng tưởng và mong chờ giấc mơ của họ trở thành sự thật mà không hề nỗ lực để đạt được mục tiêu. Những người này luôn nghĩ mình không làm gì cả mà chỉ ngôi đó, chắc sẽ có ai đó đem cho mình sổ xố độc đắc. Để thay đổi thói quen mộng tưởng của bản thân, hãy bắt đầu làm một việc gì đó mà bạn chưa từng làm và cảm nhận sự khác biệt.

XAO NHÃNG, KHÔNG TẬP TRUNG VÀO MỤC TIÊU CỤ THỂ

Nhiều người trong chúng ta có xu hướng sống theo nguyên tắc – nước đến chân mới nhảy. Điều đáng nói là cuộc sống của chúng ta có quá nhiều kênh thông tin khiến chúng ta xao nhãng và nghiện ngập mà không thể tập trung vào một nhiệm vụ nào đó. Kết quả là chúng ta có rất nhiều công việc còn dang dở nhưng vẫn nán thời gian lại để lướt xem tin tức, kiểm tra các chương trình ưu đãi, xem vài video giải trí... Để có năng suất làm việc cao hơn, đáp ứng đúng tiến độ công việc mà không bỏ lỡ các sự kiện, tin tức mà bạn quan tâm, hãy sử dụng kỹ thuật Pomodoro (Với kỹ thuật này, bạn sẽ căn chính thời gian theo đồng hồ bấm giờ và sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn sau mỗi 25 phút).

THIẾU KIÊN TRÌ THEO ĐUỔI MỤC TIÊU ĐẾN CÙNG

Bạn đã bao giờ ở trong thời điểm làm nhiều thứ cùng một lúc và không thể hoàn thành bất kỳ cái nào chưa? Chắc chắn điều đó đã xảy ra với hầu hết chúng ta ít nhất một lần trong đời. Đó có thể là mục tiêu luyện tập thể thao, chế độ ăn uống hợp lý, hay các dự án mà bạn đã rất nhiệt tình lúc bắt đầu và dừng lại sau một tuần hoặc một tháng... Chỉ có một lý do duy nhất cho tình huống này - thiếu sự kiên trì và không đạt được kết quả mong muốn. Ở Nhật Bản, có một từ đặc biệt mô tả hội chứng này - ' Nhà sư 3 ngày '. Số 3 ở đây tượng trưng cho số ngày trung bình bùng nổ sự hăng hái và nhiệt tình của bạn. Để không biến mình thành những ‘nhà sư’, hãy tập thói quen làm mọi thứ từ từ và kiên nhẫn.

VÔ TRÁCH NHIỆM VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA BẢN THÂN

Mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống là không hoàn toàn là lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta phải có trách nhiệm với chúng. Đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh sẽ không thay đổi được gì cả, nhưng nếu bạn đừng ra chịu trách nhiệm về sự việc đã xảy ra, bạn có thể xây dựng một tương lai tốt hơn. Khả năng thừa nhận sai lầm và sửa chữa chúng là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường thành công của bạn. Đơn giản chỉ cần chịu trách nhiệm, đồng thời biến ý tưởng và ước mơ của bạn thành hiện thực.

THIẾU SỰ ỦNG HỘ TỪ NGƯỜI THÂN

Một trong những bí mật cốt lõi của thành công là sự hỗ trợ của những người thân yêu bên cạnh bạn. Nhưng đôi khi, thay vì hỗ trợ, chúng ta phải đối mặt với những hiểu lầm và cái nhìn tiêu cực từ họ, điều đó tạo ra trở ngại cho con đường tiến tới thành công của bạn. Trong tình huống này, điều quan trọng là bạn không nổi giận hoặc tạo ra xung đột. Đồng thời chia sẻ về công việc, ước mơ và mục tiêu của bạn cũng như ý nghĩa của việc đó đối với cuộc sống và tương lai của bạn.

NGHĨ QUÁ NHIỀU, THIẾU QUYẾT ĐOÁN

Tự suy diễn khiến bạn ngày càng lún sâu vào những vấn đề khó giải đáp. Kết quả là, những dòng suy nghĩ bắt đầu ăn sâu vào tâm trí bạn, khiến bạn cảm thấy buồn và có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này chắc chắn sẽ không đưa bạn đến gần hơn với thành công mà ngược lại, nó sẽ đưa bạn đến vực sâu tăm tối. Luôn tự trả lời ‘đúng’ với những phân tích và phản xạ lành mạnh. Cách làm này sẽ giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và đánh giá các khả năng thực tế hơn.

TÌM NƠI ĐỔ LỖI CHO THẤT BẠI CỦA BẢN THÂN

Có 2 loại người trên thế giới - những người cứ đổ lỗi cho mọi người xung quanh về những thất bại của họ, và những người chịu trách nhiệm về những nhược điểm của chính họ. Những người thích đổ lỗi có thể chỉ tay vào chính phủ, đất nước họ sống hoặc cha mẹ họ đã không cho họ đủ mọi thứ để thành công. Trong khi loại người thứ hai, những người tự xoay sở và làm mọi cách để thành công, biết rằng thành công chỉ phụ thuộc vào nỗ lực, sự kiên trì và mục tiêu của bản thân, và hiểu rằng không có lý do gì để đổ lỗi cho người khác. Đáng ngạc nhiên hơn là thất bại có thể kích thích họ để thành công hơn nữa. Hãy nhớ rằng không có ai có lỗi với những thất bại của bạn ngoại trừ bạn, và không ai ngoại trừ bạn có thể giúp bạn đạt được thành công và hạnh phúc.

MỤC TIÊU KHÔNG THỰC TẾ

Nếu bạn biết cách nhìn nhận và đánh giá, bạn hoàn toàn có thể biến ước mơ trở thành mục tiêu và đạt được nó. Trước hết, bạn cần có hiểu biết rõ ràng về những tài nguyên bạn đang có để đạt được mục tiêu, bạn sẽ cần bao nhiêu thời gian và cần phải làm những gì. Phương pháp SMART có thể giúp bạn rất nhiều khi thiết lập và phân tích mục tiêu. Và ngay cả khi mục tiêu mà bạn đặt ra không thực tế, vẫn có một lối thoát - cố gắng xây dựng nó theo cách khác hoặc chia nó thành các mục tiêu phụ.

KHÔNG HỌC TỪ NHỮNG SAI LẦM TRƯỚC ĐÂY

Mỗi chúng ta đều từng gặp thất bại. Đôi khi bạn đã cố gắng hết sức nhưng kết quả không được như mong đợi. Trong trường hợp này, chúng ta có 2 lựa chọn: chán nản và cảm thấy tiếc cho bản thân, hoặc phân tích tình huống, tìm ra những sai lầm của bản thân và thử lại một lần nữa. Stephen King là một tấm gương sáng về sự kiên trì. Mặc dù trải qua 30 lần bị các tòa soạn từ chối xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên Carrie, tác giả nổi tiếng người Mỹ vẫn nỗ lực để đạt được thành công vang dội.